Để ngăn chặn tình trạng các xe tải siêu trường, siêu trọng ngày đêm “cày ải” các tuyến quốc lộ và “nuốt” hàng nghìn tỉ đồng tiền sửa chữa, duy tu bảo dưỡng hạ tầng giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Tổng cục VII (Bộ Công an) tiếp tục phối hợp kiểm soát và xử lý nghiêm những vi phạm xe tải chở hàng quá tải trọng trên các tuyến Quốc lộ 5, 10 tại thành phố Hải Phòng. Qua công tác kiểm tra, xử lý, theo lực lượng liên ngành, tại địa bàn Hải Phòng vào ngày hôm nay (16/5), các chủ xe và doanh nghiệp đều chấp hành nghiêm quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhiều lái xe ở địa phương khác vẫn cố tình vi phạm, bởi thực trạng nếu không “cõng” hàng thì xe chỉ “đắp chiếu” nằm nhà. “Cõng” quá tải tới 200% Trong ngày hôm nay, lực lượng liên ngành đã ra quân phối hợp kiểm tra xe chở quá tải trọng tại hai địa điểm có bố trí trạm cân di động ở tuyến đường Quốc lộ 10 hướng Hải Phòng – Quảng Ninh và Hải Phòng – Thái Bình. Có mặt tại km14, xã Kênh Giang, Thủy Nguyên (Hải Phòng), chỉ trong vòng một tiếng, các tổ công tác liên ngành đã tiến hành lập biên bản 5 trường hợp xe chở vượt tải trọng cho phép từ 10 đến 40% đi tuyến Hải Phòng Quảng Ninh. Cụ thể, xe tải dưới 5 tấn mang biển kiểm soát 14N – 7801 có tổng tải trọng được phép tham gia giao thông là 11 tấn nhưng chủ xe đã chở vượt tải 10 tấn (tương đương 205%) sau khi lái xe được yêu cầu vào cân tải trọng phương tiện. Giải thích cho hành vi vi phạm, theo lái xe Ngô Mạnh Hùng ở Yên Hưng (Quảng Ninh), do tính chất công việc thường xuyên đi trên đường, nê cánh lái xe không biết các cơ quan chức năng bố trí lắp đặt các trạm cân di động xách tay để cân. Đặt câu hỏi đến việc xe vượt quá tải trọng, anh Hùng thành thật, đa số cánh lái xe đều “cõng” hàng quá tải ít nhất 10 tấn thì mới có thể bù đủ các chi phí xăng dầu và giá cước. “Hiện nay, các doanh nghiệp vận tải đang thuê chủ xe chở hàng với giá cước quá thấp nên dù biết vi phạm mà vẫn phải làm, bởi nếu không thì sẽ không thể sống nổi trong thời buổi kinh tế khó khăn,” anh Hùng bày tỏ.
["Siết" xe quá tải trên các tuyến Quốc lộ trọng điểm] Theo Trung tá Vũ Văn Hưng, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an thành phố Hải Phòng, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý nghiêm những trường hợp xe tải “nuốt” đường theo đúng Luật giao thông quy định. “Trong trường hợp cân xe thông báo phương tiện vượt quá tải trọng dưới 40% thì sẽ bị phạt 1 triệu đồng và nếu trên 40% thì phạt tới 4 triệu,” Trung tá Hưng cho hay. Tại km34+900 huyện An Lão, hướng Hải Phòng – Thái Bình, lực lượng liên ngành cũng đã xử phạt 4 trường hợp xe chở hàng vượt tải trọng. Đáng chú ý, chiếc xe mang biển kiểm soát 77C- 04358 chạy từ Quảng Ngãi đi Quảng Ninh chở mặt hàng rong biển theo quy định tổng tải trọng là 23 tấn nhưng lái xe đã cố gắng nâng thùng sau để phương tiện khi cân lên tới 36 tấn (vượt 13 tấn tương đương 100%).
["Siết" xe quá tải trên các tuyến Quốc lộ trọng điểm] Theo Trung tá Vũ Văn Hưng, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an thành phố Hải Phòng, lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý nghiêm những trường hợp xe tải “nuốt” đường theo đúng Luật giao thông quy định. “Trong trường hợp cân xe thông báo phương tiện vượt quá tải trọng dưới 40% thì sẽ bị phạt 1 triệu đồng và nếu trên 40% thì phạt tới 4 triệu,” Trung tá Hưng cho hay. Tại km34+900 huyện An Lão, hướng Hải Phòng – Thái Bình, lực lượng liên ngành cũng đã xử phạt 4 trường hợp xe chở hàng vượt tải trọng. Đáng chú ý, chiếc xe mang biển kiểm soát 77C- 04358 chạy từ Quảng Ngãi đi Quảng Ninh chở mặt hàng rong biển theo quy định tổng tải trọng là 23 tấn nhưng lái xe đã cố gắng nâng thùng sau để phương tiện khi cân lên tới 36 tấn (vượt 13 tấn tương đương 100%).
Trạm cân di động "xách tay" đã phát hiện được nhiều xe tải "nuốt" đường. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Theo chủ xe Đặng Minh Sang, Mỹ Châu, Phú Mỹ (Bình Định), chiếc xe này đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông Huế thu giữ giấy tờ vì lỗi vi phạm và tài xế chỉ mang theo giấy phạt để chứng minh với công an là đã bị xử lý. “Quãng đường từ Quảng Ngãi ra tới đây lên tới 900km nhưng đây là lần đầu tiên xe bị phạt vì lỗi chở quá tải trọng,” anh Sang cho biết. Bên cạnh đó, anh Sang cũng thừa nhận, chủ xe dù biết Luật giao thông xử lý vi phạm xe quá tải nhưng vẫn phải chở bởi nếu không thì xe “đắp chiếu” ở nhà. “Mức phạt 4 triệu đồng nếu so sánh với chi phí cước được trả thì chủ xe sẽ lỗ nặng. Nên chăng cơ quan chức năng cảnh cáo phạt vi phạm nhẹ để rút kinh nghiệm và sửa đổi,” anh Sang nói.
Buộc chủ xe phải tự hạ tải Theo Đại úy Vũ Quang Hiển, Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ số 2 thuộc Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt, thực hiện kế hoạch liên ngành giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) tiến hành kiểm tra tổng trọng lượng của xe. “Các xe vi phạm sẽ bị xử phạt và yêu cầu chủ xe chấp hành hạ tải theo đúng quy định của pháp luật,” Đại úy Hiển khẳng định. Ngoài ra, theo Đại úy Hiển, qua công tác kiểm tra đã cho thấy, chủ phương tiện lại thay thùng, lốp, nhíp chế rồi tiếp tục vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, gây mất an toàn giao thông và hư hỏng cầu đường. Để đảm bảo công tác an toàn giao thông khi tiến hành kiểm tra và buộc xe quá tải trọng phải hạ tải, lực lượng liên ngành đã bố trí, sắp xếp thuê bến bãi giữ xe vi phạm. [Xe quá tải: “Siết” khâu đăng kiểm, tăng chế tài phạt] Đồng tình quan điểm đó, ông Lê Ngọc Thi, Phó Trưởng ban Thanh tra Tổng cục Đường bộ cho rằng, hạ tải xe là trách nhiệm của chủ phương tiện. Lực lượng chức năng chỉ giám sát và dùng các cân di động để kiểm tra tải trọng của xe đã đúng với quy định cho phép hay chưa. Theo ông Hoàng Thế Lực, Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đợt này, tổ công tác liên ngành sẽ thực hiện kiểm tra tổng tải trọng xe mà chưa tiến hành cân tải trọng trục. Đặt câu hỏi đến việc tải trọng trục mới chính là nguyên nhân xe quá tải trọng, quá khổ “băm nát” đường, ông Lực cho rằng, hiện nay, chỉ trạm cố định mới có thể cân được tải trọng trục trong khi các trạm này vẫn chưa thể triển khai được do điều kiện về địa điểm vì phải làm các thủ tục giao đất, xây dựng hệ thống nhà cân, nhà kho dỡ tải... sẽ mất thời gian cũng như kinh phí đầu tư nhiều hơn. “Dự định, tháng 6 tới đây, Tổng cục Đường bộ sẽ đấu thầu việc xây dựng các trạm cố định và trong thời gian từ nay đến năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Tổng cục phải làm xong 11 trạm cân cố định và 67 cân di động 'xách tay',” ông Lực cho hay. Ngoài ra, ông Lực cũng cho biết thêm, trong vòng 1 tháng (từ 16/5 đến 15/6), tổ công tác liên ngành sẽ xử lý kiên quyết những xe quá tải quá khổ vi phạm đồng thời thông qua đợt ra quân này sẽ tuyên truyền chủ hàng, lái xe ý thức không chở quá tải. Theo nhiều chủ xe và doanh nghiệp vận tải, lực lượng liên ngành nên thực hiện đồng bộ kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép trên các Quốc lộ ở các địa phương trên cả nước để mang lại sự công bằng trong hoạt động vận tải. Cùng chung quan điểm đó, Đại úy Hiển nhìn nhận: "Việc xử phạt xe chở quá tải mà chủ yếu là lái xe mới chỉ là phần ngọn mà căn bản, gốc rễ của vấn đề chính là doanh nghiệp, chủ hàng thuê xe chở quá tải để ‘phá’ đường. Nếu lái xe không 'cõng' quá tải thì cũng là cách để bản thân các đơn vị vận tải xem xét lại cách tính giá cước trên đường, để từ đó sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường vận tải mà bấy lâu nay cánh tài xế đang bị 'ép' giá."/.
Buộc chủ xe phải tự hạ tải Theo Đại úy Vũ Quang Hiển, Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ số 2 thuộc Phòng 6, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt, thực hiện kế hoạch liên ngành giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) và Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Tổng cục VII, Bộ Công an) tiến hành kiểm tra tổng trọng lượng của xe. “Các xe vi phạm sẽ bị xử phạt và yêu cầu chủ xe chấp hành hạ tải theo đúng quy định của pháp luật,” Đại úy Hiển khẳng định. Ngoài ra, theo Đại úy Hiển, qua công tác kiểm tra đã cho thấy, chủ phương tiện lại thay thùng, lốp, nhíp chế rồi tiếp tục vận chuyển hàng hóa trên đường bộ, gây mất an toàn giao thông và hư hỏng cầu đường. Để đảm bảo công tác an toàn giao thông khi tiến hành kiểm tra và buộc xe quá tải trọng phải hạ tải, lực lượng liên ngành đã bố trí, sắp xếp thuê bến bãi giữ xe vi phạm. [Xe quá tải: “Siết” khâu đăng kiểm, tăng chế tài phạt] Đồng tình quan điểm đó, ông Lê Ngọc Thi, Phó Trưởng ban Thanh tra Tổng cục Đường bộ cho rằng, hạ tải xe là trách nhiệm của chủ phương tiện. Lực lượng chức năng chỉ giám sát và dùng các cân di động để kiểm tra tải trọng của xe đã đúng với quy định cho phép hay chưa. Theo ông Hoàng Thế Lực, Vụ phó Vụ Kết cấu hạ tầng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đợt này, tổ công tác liên ngành sẽ thực hiện kiểm tra tổng tải trọng xe mà chưa tiến hành cân tải trọng trục. Đặt câu hỏi đến việc tải trọng trục mới chính là nguyên nhân xe quá tải trọng, quá khổ “băm nát” đường, ông Lực cho rằng, hiện nay, chỉ trạm cố định mới có thể cân được tải trọng trục trong khi các trạm này vẫn chưa thể triển khai được do điều kiện về địa điểm vì phải làm các thủ tục giao đất, xây dựng hệ thống nhà cân, nhà kho dỡ tải... sẽ mất thời gian cũng như kinh phí đầu tư nhiều hơn. “Dự định, tháng 6 tới đây, Tổng cục Đường bộ sẽ đấu thầu việc xây dựng các trạm cố định và trong thời gian từ nay đến năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Tổng cục phải làm xong 11 trạm cân cố định và 67 cân di động 'xách tay',” ông Lực cho hay. Ngoài ra, ông Lực cũng cho biết thêm, trong vòng 1 tháng (từ 16/5 đến 15/6), tổ công tác liên ngành sẽ xử lý kiên quyết những xe quá tải quá khổ vi phạm đồng thời thông qua đợt ra quân này sẽ tuyên truyền chủ hàng, lái xe ý thức không chở quá tải. Theo nhiều chủ xe và doanh nghiệp vận tải, lực lượng liên ngành nên thực hiện đồng bộ kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải trọng cho phép trên các Quốc lộ ở các địa phương trên cả nước để mang lại sự công bằng trong hoạt động vận tải. Cùng chung quan điểm đó, Đại úy Hiển nhìn nhận: "Việc xử phạt xe chở quá tải mà chủ yếu là lái xe mới chỉ là phần ngọn mà căn bản, gốc rễ của vấn đề chính là doanh nghiệp, chủ hàng thuê xe chở quá tải để ‘phá’ đường. Nếu lái xe không 'cõng' quá tải thì cũng là cách để bản thân các đơn vị vận tải xem xét lại cách tính giá cước trên đường, để từ đó sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường vận tải mà bấy lâu nay cánh tài xế đang bị 'ép' giá."/.
Việt Hùng (Vietnam+)