Ngày 10/5 tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức Hội thảo xây dựng Đề án Ngân hàng dữ liệu quốc gia phục vụ nghiên cứu và khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Đề án do Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, các Bộ, ngành và các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng: Việc thu thập, lưu giữ, bảo quản (số hóa), tư liệu, mẫu chứng, vật chứng và mẫu phân tích ảnh hưởng của chiến tranh hóa học đối với môi trường, tài nguyên, sinh thái tập trung tại Ngân hàng dữ liệu quốc gia sẽ góp phần hỗ trợ công tác tuyên truyền, giáo dục, phục vụ đấu tranh pháp lý về hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học, cũng như nghiên cứu khoa học để đưa ra các biện pháp phòng chống, điều trị phơi nhiễm dioxin.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, hậu quả do chất da cam/dioxin để lại đang là một vấn đề lớn được dư luận quốc tế quan tâm và Việt Nam là một hiện trường tiêu biểu trên thế giới để nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin. Thế nhưng do nhiều lý do, trong đó phần lớn là không thu thập được các dữ liệu liên quan đến chất da cam/dioxin do cuộc chiến tranh để lại nên không thể nghiên cứu một cách có hệ thống về các hậu quả đối với người dân Việt Nam.
Theo các đại biểu, đến nay, Việt Nam vẫn chưa chứng minh được có bao nhiêu nạn nhân phơi nhiễm và có liên quan đến phơi nhiễm dioxin; bên cạnh đó các nghiên cứu về cơ chế gây bệnh, bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm dioxin về cơ bản vẫn dựa trên các kết quả nghiên cứu của quốc tế. Hồ sơ bệnh án, vị trí sinh sống của các nạn nhân trong thời gian chiến tranh không có, hoặc có nhưng bị thất lạc, trong khi đó thế hệ phơi nhiễm đầu tiên tuổi đã cao, hoặc đã chết do bệnh tật nên việc lấy các mẫu máu phân tích của những người này là rất khó.
Các đại biểu cho rằng, nếu không kịp thời thu thập các dữ liệu, tư liệu, mẫu vật... sẽ dẫn đến nguy cơ không có các tư liệu cần thiết để đấu tranh pháp lý và các mẫu vật phục vụ nghiên cứu khoa học nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh hóa học.
Từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh tại miền Nam Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất phát quang xuống khoảng 24,67% diện tích lãnh thổ Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa dioxin. Cho đến nay, lượng chất độc hóa học vẫn được tìm thấy trong đất tại các vùng bị ảnh hưởng nặng nề./.
Đề án do Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, các Bộ, ngành và các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Kế Sơn, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng: Việc thu thập, lưu giữ, bảo quản (số hóa), tư liệu, mẫu chứng, vật chứng và mẫu phân tích ảnh hưởng của chiến tranh hóa học đối với môi trường, tài nguyên, sinh thái tập trung tại Ngân hàng dữ liệu quốc gia sẽ góp phần hỗ trợ công tác tuyên truyền, giáo dục, phục vụ đấu tranh pháp lý về hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học, cũng như nghiên cứu khoa học để đưa ra các biện pháp phòng chống, điều trị phơi nhiễm dioxin.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, hậu quả do chất da cam/dioxin để lại đang là một vấn đề lớn được dư luận quốc tế quan tâm và Việt Nam là một hiện trường tiêu biểu trên thế giới để nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin. Thế nhưng do nhiều lý do, trong đó phần lớn là không thu thập được các dữ liệu liên quan đến chất da cam/dioxin do cuộc chiến tranh để lại nên không thể nghiên cứu một cách có hệ thống về các hậu quả đối với người dân Việt Nam.
Theo các đại biểu, đến nay, Việt Nam vẫn chưa chứng minh được có bao nhiêu nạn nhân phơi nhiễm và có liên quan đến phơi nhiễm dioxin; bên cạnh đó các nghiên cứu về cơ chế gây bệnh, bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm dioxin về cơ bản vẫn dựa trên các kết quả nghiên cứu của quốc tế. Hồ sơ bệnh án, vị trí sinh sống của các nạn nhân trong thời gian chiến tranh không có, hoặc có nhưng bị thất lạc, trong khi đó thế hệ phơi nhiễm đầu tiên tuổi đã cao, hoặc đã chết do bệnh tật nên việc lấy các mẫu máu phân tích của những người này là rất khó.
Các đại biểu cho rằng, nếu không kịp thời thu thập các dữ liệu, tư liệu, mẫu vật... sẽ dẫn đến nguy cơ không có các tư liệu cần thiết để đấu tranh pháp lý và các mẫu vật phục vụ nghiên cứu khoa học nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh hóa học.
Từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh tại miền Nam Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất phát quang xuống khoảng 24,67% diện tích lãnh thổ Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa dioxin. Cho đến nay, lượng chất độc hóa học vẫn được tìm thấy trong đất tại các vùng bị ảnh hưởng nặng nề./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)