Ngày 21/12, tại xã Tây An, huyện Tiền Hải (Thái Bình), Ủy ban Nhân dân huyện Tiền Hải cùng gia đình Đại tướng Hoàng Văn Thái đã tổ chức lễ tưởng niệm và khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915-1986), vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Công trình được xây dựng trên khu đất rộng trên 2.000m2 với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng, quy mô xây dựng gồm các hạng mục nhà tưởng niệm chính, nhà truyền thống, nhà khách và các hạng mục khác... là nơi trưng bày hình ảnh cố Đại tướng, gia đình và quê hương.
Lễ khởi công xây dựng khu tưởng niệm vào dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân là sự thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc của người dân Tiền Hải đối với những đóng góp to lớn của cố Đại tướng với sự nghiệp Cách mạng của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam, với quê hương đất nước.
Đại tướng Hoàng Văn Thái tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân yêu nước, tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
Năm 18 tuổi, ông rời quê hương đi làm công nhân ở mỏ than Hòn Gai và sau đó là mỏ thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng. Sớm giác ngộ cách mạng, năm 1936, ông trở về Tiền Hải hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân, tổ chức các hội Tương tế, Ái hữu, tham gia chống thuế, chống bắt phu, bắt lính, tuyên truyền và tổ chức xây dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân.
Đến năm 1941, ông được cử đi học quân sự tại Liễu Châu (Trung Quốc). Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ông được vinh dự là người cầm cờ đứng trong hàng ngũ 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Tháng 9/1945, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách xây dựng và lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu và giữ cương vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam cho đến năm 1953. Là một vị chỉ huy thao lược, tài ba, trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng Hoàng Văn Thái luôn được cử đến những chiến trường khó khăn ác liệt, trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy nhiều chiến dịch lớn như Điện Biên phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương; được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III, IV, V và đại biểu Quốc hội khóa VII.
Với những cống hiến xuất sắc và phẩm chất trong sáng, Đại tướng Hoàng Văn Thái đã được Đảng, Quốc hội, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007); Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công (hạng Nhất, hạng Nhì); Huân chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba); Huy chương Quân kỳ quyết thắng...
Ông được phong quân hàm cấp tướng đợt đầu tiên và là một trong mười vị Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam./.
Công trình được xây dựng trên khu đất rộng trên 2.000m2 với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng, quy mô xây dựng gồm các hạng mục nhà tưởng niệm chính, nhà truyền thống, nhà khách và các hạng mục khác... là nơi trưng bày hình ảnh cố Đại tướng, gia đình và quê hương.
Lễ khởi công xây dựng khu tưởng niệm vào dịp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân là sự thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn sâu sắc của người dân Tiền Hải đối với những đóng góp to lớn của cố Đại tướng với sự nghiệp Cách mạng của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam, với quê hương đất nước.
Đại tướng Hoàng Văn Thái tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh năm 1915 trong một gia đình nông dân yêu nước, tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình - một vùng quê giàu truyền thống cách mạng.
Năm 18 tuổi, ông rời quê hương đi làm công nhân ở mỏ than Hòn Gai và sau đó là mỏ thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng. Sớm giác ngộ cách mạng, năm 1936, ông trở về Tiền Hải hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân, tổ chức các hội Tương tế, Ái hữu, tham gia chống thuế, chống bắt phu, bắt lính, tuyên truyền và tổ chức xây dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân.
Đến năm 1941, ông được cử đi học quân sự tại Liễu Châu (Trung Quốc). Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, ông được vinh dự là người cầm cờ đứng trong hàng ngũ 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Tháng 9/1945, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách xây dựng và lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu và giữ cương vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam cho đến năm 1953. Là một vị chỉ huy thao lược, tài ba, trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng Hoàng Văn Thái luôn được cử đến những chiến trường khó khăn ác liệt, trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy nhiều chiến dịch lớn như Điện Biên phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương; được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III, IV, V và đại biểu Quốc hội khóa VII.
Với những cống hiến xuất sắc và phẩm chất trong sáng, Đại tướng Hoàng Văn Thái đã được Đảng, Quốc hội, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng (truy tặng năm 2007); Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công (hạng Nhất, hạng Nhì); Huân chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huân chương Chiến sỹ vẻ vang (hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba); Huy chương Quân kỳ quyết thắng...
Ông được phong quân hàm cấp tướng đợt đầu tiên và là một trong mười vị Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam./.
Lê Sơn (TTXVN/Vietnam+)