Có hơn 2.400 phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm đã được xây dựng tại 22 tỉnh thành theo Dự án phát triển giáo dục trung học, từ năm 2004 đến nay.
Gần 5 triệu sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy cho giáo viên phục vụ chương trình sách giáo khoa mới đã được chuyển đến các trường. Trên 154.000 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và nghiệp vụ quản lý, dạy học.
Hàng vạn cuốn sổ tay về hướng nghiệp, kỹ năng sống, giới tính, về trường học thân thiện học sinh tích cực được đưa đến với các em học sinh.
Những con số này vừa được công bố tại Hội nghị tổng kết chương trình thực hiện Dự án giáo dục trung học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng nay, ngày 8/4 tại Hà Nội.
Được hưởng lợi từ dự án là 22 tỉnh thuộc khu vực khó khăn nhất cả nước như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Kiên Giang, Sóc Trăng...
Theo ông Trần Như Tỉnh, Giám đốc Dự án, với những kết quả trên, dự án đã góp phần làm thay đổi nhận thức củ cascn bộ quản lý giáo dục, giáo viên và cộng đồng về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông trong tình hình mới, đặc biệt là với vùng khó. Đó là năng lực quản lý, năng lực giảng dạy cần được nâng cao, là cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được tăng cường... /.
Gần 5 triệu sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy cho giáo viên phục vụ chương trình sách giáo khoa mới đã được chuyển đến các trường. Trên 154.000 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức và nghiệp vụ quản lý, dạy học.
Hàng vạn cuốn sổ tay về hướng nghiệp, kỹ năng sống, giới tính, về trường học thân thiện học sinh tích cực được đưa đến với các em học sinh.
Những con số này vừa được công bố tại Hội nghị tổng kết chương trình thực hiện Dự án giáo dục trung học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng nay, ngày 8/4 tại Hà Nội.
Được hưởng lợi từ dự án là 22 tỉnh thuộc khu vực khó khăn nhất cả nước như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Kiên Giang, Sóc Trăng...
Theo ông Trần Như Tỉnh, Giám đốc Dự án, với những kết quả trên, dự án đã góp phần làm thay đổi nhận thức củ cascn bộ quản lý giáo dục, giáo viên và cộng đồng về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông trong tình hình mới, đặc biệt là với vùng khó. Đó là năng lực quản lý, năng lực giảng dạy cần được nâng cao, là cơ sở vật chất, trang thiết bị cần được tăng cường... /.
Phạm Mai (Vietnam+)