Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên-Huế xác định xây dựng tỉnh trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước.
Mục tiêu trên là một trong những mục tiêu cơ bản đã được đề ra trong Đại hội đại biểu Đảng bộ của tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010-2015 tiến hành từ ngày 6-8/9.
Cũng tại Đại hội Đảng bộ Thừa Thiên-Huế lần thứ XIV, các đại biểu dự đại hội xác định tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, ra sức phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên-Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á, có quốc phòng an ninh được tăng cường, chính trị xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Đại hội biểu quyết thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 như Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân trên 13%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt trên mức trung bình của cả nước (khoảng 2300 USD); tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 650-700 triệu USD.
Để thực hiện các mục tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ mới, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế khoá XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 cho biết tỉnh tập trung thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng để từng bước hình thành kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển bền vững, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giao thông và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực; đầu tư hoàn thiện các thiết chế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Gắn du lịch với văn hoá di sản; văn hoá với di tích, cảnh quan thiên nhiên; liên kết các vùng, miền, khu vực, quốc tế, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với cụm di sản ở miền Trung (Huế-Hội An-Mỹ Sơn-Phong Nha, Kẻ Bàng) với các tuyến du lịch lịch sử cách mạng ở Quảng Trị.
Trong nhiệm kỳ mới, Thừa Thiên-Huế tập trung xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tin học phần mềm, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức./.
Mục tiêu trên là một trong những mục tiêu cơ bản đã được đề ra trong Đại hội đại biểu Đảng bộ của tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010-2015 tiến hành từ ngày 6-8/9.
Cũng tại Đại hội Đảng bộ Thừa Thiên-Huế lần thứ XIV, các đại biểu dự đại hội xác định tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, ra sức phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên-Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á, có quốc phòng an ninh được tăng cường, chính trị xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
Đại hội biểu quyết thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 như Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân trên 13%/năm; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt trên mức trung bình của cả nước (khoảng 2300 USD); tổng kim ngạch xuất khẩu đạt từ 650-700 triệu USD.
Để thực hiện các mục tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ mới, ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế khoá XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 cho biết tỉnh tập trung thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng để từng bước hình thành kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển bền vững, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giao thông và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực; đầu tư hoàn thiện các thiết chế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Gắn du lịch với văn hoá di sản; văn hoá với di tích, cảnh quan thiên nhiên; liên kết các vùng, miền, khu vực, quốc tế, đặc biệt gắn kết chặt chẽ với cụm di sản ở miền Trung (Huế-Hội An-Mỹ Sơn-Phong Nha, Kẻ Bàng) với các tuyến du lịch lịch sử cách mạng ở Quảng Trị.
Trong nhiệm kỳ mới, Thừa Thiên-Huế tập trung xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tin học phần mềm, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)