Vượt 1,2 triệu tấn lúa so với nhiệm vụ đặt ra và đạt kỷ lục mới trong xuất khẩu với trên 7,1 triệu tấn gạo.
Nhưng không chỉ có vậy, năm qua sản xuất lúa gạo còn đem lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân, hơn hẳn trước đây.
Bước vào vụ sản xuất lúa gạo năm 2012, ngành nông nghiệp tiếp tục phấn đấu đạt sản lượng khoảng 41,5 triệu tấn để vừa bảo đảm đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước vừa có khối lượng gạo xuất khẩu 6,5-7 triệu tấn.
Tuy nhiên, những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo ngay từ đầu năm nay đã được dự báo và Việt Nam cũng đang từng bước cơ cấu lại sản xuất, xây dựng thị trường vững chắc để hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo.
Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu gạo cũng như tập trung nâng cao chất lượng hạt gạo ngay từ đầu mùa vụ năm 2012, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chỉ đạo các địa phương bố trí lại cơ cấu mùa vụ: miền Bắc tập trung vào sản xuất trà lúa xuân muộn bằng các giống ngắn ngày, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng cơ cấu giống một cách hợp lý.
Tranh thủ thời tiết có xu hướng ấm lên, nông dân các tỉnh miền Bắc đang khẩn trương lấy nước, làm đất, tập trung chuẩn bị giống, vật tư phân bón cho vụ gieo trồng đông xuân 2011-2012.
Tuy lịch xả nước gần sát với Tết Nguyên đán, nhưng nông dân các tỉnh miền Bắc đã tích cực chủ động lấy nước, tích nước đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân này.
Kết thúc đợt xả nước đầu tiên, lượng nước đổ ải toàn miền Bắc đạt 364.000-635.000 ha, chiếm 65% diện tích đổ ải.
Có nước, nhiều địa phương đã bắt tay ngay vào gieo cấy. Đợt xả nước thứ hai cũng là đợt xả nước cuối cùng vừa qua phục vụ sản xuất vụ đông xuân này nên các địa phương đã tận dụng triệt để các biện pháp để lấy nước, tích nước và điều tiết nước nguồn nước hợp lý để có đủ nguồn nước phục vụ gieo cấy.
Để phát triển sản xuất, sau những thành công của mô hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai thí điểm trong sản xuất lúa vụ hè thu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vụ đông xuân năm nay, tại các tỉnh miền Bắc, Cục Trồng trọt cũng đã chỉ đạo các tỉnh địa phương như Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định và Hà Nội triển khai thí điểm mô hình này.
Theo đó, diện tích sản xuất lúa theo mô hình này sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cũng như sử dụng các giống lúa hàng hóa chất lượng cao để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các tỉnh miền Bắc đang phấn đấu đạt diện tích gieo cấy lúa theo kế hoạch là 1.145 .000ha, năng suất trung bình đạt 61,5 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với vụ đông xuân 2010-2011.
Bước vào vụ sản xuất đông xuân 2011-2012 của các tỉnh phía Nam, hầu hết các địa phương đều thuận lợi khi vụ mùa 2011 kết thúc, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Sau đợt lũ đầu nguồn trên sông Cửu Long, vụ đông xuân này cũng hứa hẹn một vụ mùa bội thu vì nhờ lũ lớn đem lại lượng phù sa màu mỡ cho đồng ruộng.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thích đáng dành cho người nông dân trong năm vừa qua cùng với sự ổn định về giá lúa luôn giữ mức có lãi cho người nông dân là những yếu tố quan trọng kích thích nông dân sản xuất theo hướng bền vững. Tiếp tục hướng tới mục tiêu nâng chất lượng hạt gạo và tiến tới xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt Nam, nhiều địa phương tiếp tục mở rộng những cánh đồng mẫu lớn để đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển sản xuất có xác nhận với các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao như tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh miền Nam đã xuống giống lúa đông xuân đạt 1.869.000 ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay một số địa phương như Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long... đã bước đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm.
Tại nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp, lúa đông xuân sớm đã có năng suất bình quân đạt 7,29 tấn/ha. Các giống lúa đạt chất lượng xuất khẩu được thu mua tươi với giá từ 6.000-7.000/kg. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao người nông dân thu lãi từ 25-30 triệu đồng/ha.
Trong khi cả nước bước vào sản xuất vụ mới bước đầu với chiều hướng thuận lợi, thị trường xuất khẩu gạo lại có nhiều biến động.
Thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu gạo lớn. Dự báo Thái Lan tiếp tục chính sách hỗ trợ giá cho nông dân và giá gạo Thái Lan sẽ vẫn ở mức cao, nhưng với các nước như Ấn Độ, Pakistan và Myanmar sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt với Việt Nam ở thị trường gạo cấp thấp.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 1/2012, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 279.200 tấn; trị giá 153,6 triệu USD; giảm hơn 48% về khối lượng và gần 46% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân là ngay từ cuối năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đứng trước nhiều khó khăn, lượng hợp đồng “gối đầu” của năm 2012 đạt thấp hơn so với mọi năm.
Dự báo quý 1 năm 2012 Việt Nam có khả năng chỉ xuất khẩu trên 1,1 triệu tấn gạo trong khi quý 1 năm 2011 các doanh nghiệp đã xuất khẩu trên 1,8 triệu tấn gạo.
Nhận thấy xu hướng thị trường gạo cần phát huy trong năm 2012 và các năm tiếp theo, VFA xác định xuất khẩu gạo của Việt Nam không chạy theo số lượng mà tập trung vào sản xuất lúa gạo chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu.
Bên cạnh các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Malaysia, Philippines, Indonesia, các doanh nghiệp đang tập trung khai thác các thị trường mới như Thụy Điển, Bỉ, Italy, Trung Quốc với dòng gạo cấp cao như gạo thơm, gạo đồ.
Ông Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng để có những định hướng trong sản xuất, nhận định chính xác hơn về nhu cầu thị trường xuất khẩu gạo, đầu tư từ cây lúa cần có sự tham gia của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tham gia đầu tư, việc xem xét nhu cầu thị trường để có những kế hoạch đầu tư cho nông dân sẽ được thực hiện sát sao hơn.
Bên cạnh đó, rất cần những chính sách điều hành nhất quán, kịp thời của các bộ, ngành trong sản xuất, tiêu thụ, thu mua dự trữ cũng như xuất khẩu đảm bảo người nông dân có lãi ít nhất 30%./.
Nhưng không chỉ có vậy, năm qua sản xuất lúa gạo còn đem lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân, hơn hẳn trước đây.
Bước vào vụ sản xuất lúa gạo năm 2012, ngành nông nghiệp tiếp tục phấn đấu đạt sản lượng khoảng 41,5 triệu tấn để vừa bảo đảm đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước vừa có khối lượng gạo xuất khẩu 6,5-7 triệu tấn.
Tuy nhiên, những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo ngay từ đầu năm nay đã được dự báo và Việt Nam cũng đang từng bước cơ cấu lại sản xuất, xây dựng thị trường vững chắc để hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm lúa gạo.
Để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu gạo cũng như tập trung nâng cao chất lượng hạt gạo ngay từ đầu mùa vụ năm 2012, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chỉ đạo các địa phương bố trí lại cơ cấu mùa vụ: miền Bắc tập trung vào sản xuất trà lúa xuân muộn bằng các giống ngắn ngày, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng cơ cấu giống một cách hợp lý.
Tranh thủ thời tiết có xu hướng ấm lên, nông dân các tỉnh miền Bắc đang khẩn trương lấy nước, làm đất, tập trung chuẩn bị giống, vật tư phân bón cho vụ gieo trồng đông xuân 2011-2012.
Tuy lịch xả nước gần sát với Tết Nguyên đán, nhưng nông dân các tỉnh miền Bắc đã tích cực chủ động lấy nước, tích nước đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy vụ đông xuân này.
Kết thúc đợt xả nước đầu tiên, lượng nước đổ ải toàn miền Bắc đạt 364.000-635.000 ha, chiếm 65% diện tích đổ ải.
Có nước, nhiều địa phương đã bắt tay ngay vào gieo cấy. Đợt xả nước thứ hai cũng là đợt xả nước cuối cùng vừa qua phục vụ sản xuất vụ đông xuân này nên các địa phương đã tận dụng triệt để các biện pháp để lấy nước, tích nước và điều tiết nước nguồn nước hợp lý để có đủ nguồn nước phục vụ gieo cấy.
Để phát triển sản xuất, sau những thành công của mô hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai thí điểm trong sản xuất lúa vụ hè thu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vụ đông xuân năm nay, tại các tỉnh miền Bắc, Cục Trồng trọt cũng đã chỉ đạo các tỉnh địa phương như Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định và Hà Nội triển khai thí điểm mô hình này.
Theo đó, diện tích sản xuất lúa theo mô hình này sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cũng như sử dụng các giống lúa hàng hóa chất lượng cao để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các tỉnh miền Bắc đang phấn đấu đạt diện tích gieo cấy lúa theo kế hoạch là 1.145 .000ha, năng suất trung bình đạt 61,5 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với vụ đông xuân 2010-2011.
Bước vào vụ sản xuất đông xuân 2011-2012 của các tỉnh phía Nam, hầu hết các địa phương đều thuận lợi khi vụ mùa 2011 kết thúc, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Sau đợt lũ đầu nguồn trên sông Cửu Long, vụ đông xuân này cũng hứa hẹn một vụ mùa bội thu vì nhờ lũ lớn đem lại lượng phù sa màu mỡ cho đồng ruộng.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thích đáng dành cho người nông dân trong năm vừa qua cùng với sự ổn định về giá lúa luôn giữ mức có lãi cho người nông dân là những yếu tố quan trọng kích thích nông dân sản xuất theo hướng bền vững. Tiếp tục hướng tới mục tiêu nâng chất lượng hạt gạo và tiến tới xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt Nam, nhiều địa phương tiếp tục mở rộng những cánh đồng mẫu lớn để đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển sản xuất có xác nhận với các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao như tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh miền Nam đã xuống giống lúa đông xuân đạt 1.869.000 ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay một số địa phương như Đồng Tháp, Kiên Giang, Vĩnh Long... đã bước đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm.
Tại nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp, lúa đông xuân sớm đã có năng suất bình quân đạt 7,29 tấn/ha. Các giống lúa đạt chất lượng xuất khẩu được thu mua tươi với giá từ 6.000-7.000/kg. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao người nông dân thu lãi từ 25-30 triệu đồng/ha.
Trong khi cả nước bước vào sản xuất vụ mới bước đầu với chiều hướng thuận lợi, thị trường xuất khẩu gạo lại có nhiều biến động.
Thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu gạo lớn. Dự báo Thái Lan tiếp tục chính sách hỗ trợ giá cho nông dân và giá gạo Thái Lan sẽ vẫn ở mức cao, nhưng với các nước như Ấn Độ, Pakistan và Myanmar sẽ tiếp tục cạnh tranh gay gắt với Việt Nam ở thị trường gạo cấp thấp.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 1/2012, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 279.200 tấn; trị giá 153,6 triệu USD; giảm hơn 48% về khối lượng và gần 46% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân là ngay từ cuối năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đứng trước nhiều khó khăn, lượng hợp đồng “gối đầu” của năm 2012 đạt thấp hơn so với mọi năm.
Dự báo quý 1 năm 2012 Việt Nam có khả năng chỉ xuất khẩu trên 1,1 triệu tấn gạo trong khi quý 1 năm 2011 các doanh nghiệp đã xuất khẩu trên 1,8 triệu tấn gạo.
Nhận thấy xu hướng thị trường gạo cần phát huy trong năm 2012 và các năm tiếp theo, VFA xác định xuất khẩu gạo của Việt Nam không chạy theo số lượng mà tập trung vào sản xuất lúa gạo chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu.
Bên cạnh các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Malaysia, Philippines, Indonesia, các doanh nghiệp đang tập trung khai thác các thị trường mới như Thụy Điển, Bỉ, Italy, Trung Quốc với dòng gạo cấp cao như gạo thơm, gạo đồ.
Ông Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng để có những định hướng trong sản xuất, nhận định chính xác hơn về nhu cầu thị trường xuất khẩu gạo, đầu tư từ cây lúa cần có sự tham gia của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tham gia đầu tư, việc xem xét nhu cầu thị trường để có những kế hoạch đầu tư cho nông dân sẽ được thực hiện sát sao hơn.
Bên cạnh đó, rất cần những chính sách điều hành nhất quán, kịp thời của các bộ, ngành trong sản xuất, tiêu thụ, thu mua dự trữ cũng như xuất khẩu đảm bảo người nông dân có lãi ít nhất 30%./.
Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)