Trưa 4/10 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ tám (ASEM 8).
Ngay khi đến Brussels, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Ủy ban châu Âu (EC), hội đàm với Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso.
Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến hai trưởng đoàn đàm phán ký tắt Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA), đánh dấu một mốc mới, quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu.
Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso bày tỏ hài lòng về sự phát triển tích cực và nhanh chóng của quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU trong 20 năm qua.
Chủ tịch EC hoan nghênh những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nhất là những thành tựu nổi bật trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hợp tác phát triển, nhằm tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cảm ơn EU và các nước thành viên đã giúp đỡ một cách hiệu quả cho Việt Nam, thông qua các dự án hợp tác phát triển cũng như đã dành cho Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập thuế quan (GSP), giúp Việt Nam thành công trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo đặc biệt hoan nghênh hai bên đã hoàn tất cuộc đàm phán và ký tắt PCA và nhất trí cho rằng hiệp định này sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ Việt Nam-EU.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso nhấn mạnh PCA sẽ là khuôn khổ cho việc xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện và lâu dài giữa Việt Nam và EU trong thế kỷ 21, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâm ngư nghiệp, quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh…, cho phép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đối phó với khủng hoảng hay ngăn chặn và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao để làm sâu sắc hơn quan hệ, mở rộng hiểu biết lẫn nhau cũng như kịp thời trao đổi thông tin về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC đặc biệt coi trọng các biện pháp thúc đẩy trao đổi kinh tế thương mại giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh EU là một thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2009 đạt 11,5 tỷ euro. Nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương sau khi hoàn tất công việc của nhóm công tác kỹ thuật và sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía EU chấm dứt thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam.
Chủ tịch EC chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc Việt Nam đang đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, hoan nghênh đóng góp tích cực và năng động của Việt Nam cho quá trình liên kết của ASEAN cũng như thúc đẩy hợp tác Á-Âu.
Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng hoan nghênh việc EU mong muốn tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) và bày tỏ Việt Nam sẽ thúc đẩy việc phê chuẩn Nghị định thư thứ ba để EU sớm tham gia TAC. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Ngay sau cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EU Barroso đã chứng kiến lễ ký các văn kiện: PCA, Hiệp định về một số lĩnh vực dịch vụ hàng không, Hiệp định vay vốn Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho dự án tuyến tàu điện ngầm Hà Nội và Chương trình định hướng hợp tác 2011-2013.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC đã gặp gỡ với báo chí. Chúc mừng và đánh giá cao nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, Chủ tịch Barroso khẳng định, EU ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam và tin tưởng mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam phát triển mạnh mẽ và năng động.
Chủ tịch Barroso cho rằng, PCA mở đường cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và chính trị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, cuộc gặp gỡ ngắn đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và EU. Hai bên cùng xây dựng đối tác bình đẳng toàn diện và lâu dài.
Với những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, chấm dứt áp thuế chống bán phá giá giày mũi da của Việt Nam, Việt Nam được hưởng GSP, sẽ sớm được thực hiện./.
Ngay khi đến Brussels, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Ủy ban châu Âu (EC), hội đàm với Chủ tịch EC Jose Manuel Barroso.
Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến hai trưởng đoàn đàm phán ký tắt Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA), đánh dấu một mốc mới, quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu.
Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso bày tỏ hài lòng về sự phát triển tích cực và nhanh chóng của quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU trong 20 năm qua.
Chủ tịch EC hoan nghênh những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nhất là những thành tựu nổi bật trong thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hợp tác phát triển, nhằm tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cảm ơn EU và các nước thành viên đã giúp đỡ một cách hiệu quả cho Việt Nam, thông qua các dự án hợp tác phát triển cũng như đã dành cho Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập thuế quan (GSP), giúp Việt Nam thành công trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo đặc biệt hoan nghênh hai bên đã hoàn tất cuộc đàm phán và ký tắt PCA và nhất trí cho rằng hiệp định này sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ Việt Nam-EU.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso nhấn mạnh PCA sẽ là khuôn khổ cho việc xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện và lâu dài giữa Việt Nam và EU trong thế kỷ 21, tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâm ngư nghiệp, quản lý và khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh…, cho phép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đối phó với khủng hoảng hay ngăn chặn và chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao để làm sâu sắc hơn quan hệ, mở rộng hiểu biết lẫn nhau cũng như kịp thời trao đổi thông tin về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC đặc biệt coi trọng các biện pháp thúc đẩy trao đổi kinh tế thương mại giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh EU là một thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2009 đạt 11,5 tỷ euro. Nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương sau khi hoàn tất công việc của nhóm công tác kỹ thuật và sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phía EU chấm dứt thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam.
Chủ tịch EC chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc Việt Nam đang đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, hoan nghênh đóng góp tích cực và năng động của Việt Nam cho quá trình liên kết của ASEAN cũng như thúc đẩy hợp tác Á-Âu.
Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng hoan nghênh việc EU mong muốn tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) và bày tỏ Việt Nam sẽ thúc đẩy việc phê chuẩn Nghị định thư thứ ba để EU sớm tham gia TAC. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Ngay sau cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EU Barroso đã chứng kiến lễ ký các văn kiện: PCA, Hiệp định về một số lĩnh vực dịch vụ hàng không, Hiệp định vay vốn Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho dự án tuyến tàu điện ngầm Hà Nội và Chương trình định hướng hợp tác 2011-2013.
Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC đã gặp gỡ với báo chí. Chúc mừng và đánh giá cao nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, Chủ tịch Barroso khẳng định, EU ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam và tin tưởng mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam phát triển mạnh mẽ và năng động.
Chủ tịch Barroso cho rằng, PCA mở đường cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và chính trị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, cuộc gặp gỡ ngắn đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng hợp tác mới giữa Việt Nam và EU. Hai bên cùng xây dựng đối tác bình đẳng toàn diện và lâu dài.
Với những kết quả đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc EU công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, chấm dứt áp thuế chống bán phá giá giày mũi da của Việt Nam, Việt Nam được hưởng GSP, sẽ sớm được thực hiện./.
(TTXVN/Vietnam+)