Sau năm năm gia nhập WTO và cũng là năm năm thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP, Việt Nam đang chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ cao và sâu sắc hơn.
Đây là thời điểm cần có đánh giá toàn diện việc thực hiện hai Nghị quyết trên nhằm kiểm điểm lại toàn diện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đề ra phương hướng cho hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới.
Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP, tổ chức sáng 14/8, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP đã nhận định về những cơ hội, thách thức của việc gia nhập WTO và mối quan hệ tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau, vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. Việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết đã tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt.
Về cơ bản Việt Nam đã hình thành được một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ và tương thích với quy định của WTO, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch và dễ dự đoán hơn. Việt Nam đã bước đầu tận dụng được cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại để khai thác, huy động được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, đầu tư ra nước ngoài.
Trái với một số lo ngại trước đây, nhiều ngành kinh tế (viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…) đã đứng vững trong cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa với bên ngoài theo cam kết gia nhập WTO, thậm chí có ngành đã phát triển vượt bậc, đủ tầm vươn ra thế giới.
Tham luận của Văn phòng Trung ương Đảng đã chỉ rõ, sau năm năm gia nhập WTO, GDP của Việt Nam đã tăng gấp gần 2,3 lần và GDP bình quân đầu người tăng hơn hai lần. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Một số chỉ tiêu điển hình như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm năm qua đạt bình quân khoảng 7%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng lên hơn ba lần, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng không ngừng tăng lên với nhiều dự án lớn. Báo cáo mới đây của Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới. Hiện Việt Nam có 51 nhà tài trợ lớn, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Kết quả này chứng tỏ đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đang đạt được hiệu quả rất đáng ghi nhận.
Đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng: sau khi gia nhập WTO, cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động tăng lên rõ rệt. Thị trường lao động đã tạo việc làm cho trên 7,955 triệu người, tăng 2,88% so với năm năm trước đó. Dự kiến trong giai đoạn 2011-2020, việc làm mới tạo ra tiếp tục tăng bình quân 2,4-2,8%/năm (tương đương 1,1-1,3 triệu việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm còn 4,78% vào năm 2015 và 4,23% vào năm 2020.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật những kết quả đạt được về tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về hội nhập kinh tế quốc tế; về bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới; về công tác xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường; về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm…
Bên cạnh những thành quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn đầu sau khi gia nhập WTO cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần phấn đấu khắc phục trong thời gian tới để đưa đất nước tiến vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn không chỉ “đối phó” tốt với thách thức từ bên ngoài mà còn chủ động vươn ra thị trường thế giới.
Những hạn chế yếu kém nổi lên là thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng túng. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với các nước, kể cả nhiều nước trong khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế nhất là Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi. Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, cả nước cần tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh toàn dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Cùng với phát triển kinh tế, phải phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Có thể nói, nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn tới rất nặng nề.
Về hội nhập quốc tế, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng như Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương trình Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.”
Để thực hiện chủ trương này, phải quán triệt quan điểm “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” và định hướng “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” đã nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.
Trong bối cảnh và định hướng nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cần bám sát các chủ trương lớn như, quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới với mục tiêu cao nhất là tất cả vì lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc cần đặt trong bối cảnh thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.
Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn Đảng, toàn dân. Phải coi hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhân dân là chủ thể của hội nhập, người được hưởng thành quả và cũng là người chịu tác động từ hội nhập.
Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế-xã hội trong nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng.
Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là nội dung chính, quan trọng nhất của tiến trình hội nhập. Hội nhập kinh tế cần đi trước một bước để tạo cơ sở, thúc đẩy hội nhập và hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế phải nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương, khu vực và đa phương; tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia. Kết hợp chặt chẽ Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng./.
Đây là thời điểm cần có đánh giá toàn diện việc thực hiện hai Nghị quyết trên nhằm kiểm điểm lại toàn diện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đề ra phương hướng cho hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới.
Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP, tổ chức sáng 14/8, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP đã nhận định về những cơ hội, thách thức của việc gia nhập WTO và mối quan hệ tác động qua lại, có thể chuyển hóa lẫn nhau, vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. Việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết đã tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt.
Về cơ bản Việt Nam đã hình thành được một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, đồng bộ và tương thích với quy định của WTO, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch và dễ dự đoán hơn. Việt Nam đã bước đầu tận dụng được cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại để khai thác, huy động được nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, lao động, đầu tư ra nước ngoài.
Trái với một số lo ngại trước đây, nhiều ngành kinh tế (viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…) đã đứng vững trong cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa với bên ngoài theo cam kết gia nhập WTO, thậm chí có ngành đã phát triển vượt bậc, đủ tầm vươn ra thế giới.
Tham luận của Văn phòng Trung ương Đảng đã chỉ rõ, sau năm năm gia nhập WTO, GDP của Việt Nam đã tăng gấp gần 2,3 lần và GDP bình quân đầu người tăng hơn hai lần. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Một số chỉ tiêu điển hình như tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm năm qua đạt bình quân khoảng 7%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng lên hơn ba lần, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng không ngừng tăng lên với nhiều dự án lớn. Báo cáo mới đây của Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới. Hiện Việt Nam có 51 nhà tài trợ lớn, trong đó có 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương. Kết quả này chứng tỏ đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đang đạt được hiệu quả rất đáng ghi nhận.
Đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng: sau khi gia nhập WTO, cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động tăng lên rõ rệt. Thị trường lao động đã tạo việc làm cho trên 7,955 triệu người, tăng 2,88% so với năm năm trước đó. Dự kiến trong giai đoạn 2011-2020, việc làm mới tạo ra tiếp tục tăng bình quân 2,4-2,8%/năm (tương đương 1,1-1,3 triệu việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm còn 4,78% vào năm 2015 và 4,23% vào năm 2020.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật những kết quả đạt được về tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về hội nhập kinh tế quốc tế; về bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới; về công tác xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường; về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm…
Bên cạnh những thành quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn đầu sau khi gia nhập WTO cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần phấn đấu khắc phục trong thời gian tới để đưa đất nước tiến vào giai đoạn phát triển mới, giai đoạn không chỉ “đối phó” tốt với thách thức từ bên ngoài mà còn chủ động vươn ra thị trường thế giới.
Những hạn chế yếu kém nổi lên là thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi lúng túng. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với các nước, kể cả nhiều nước trong khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế nhất là Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi. Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, cả nước cần tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát huy sức mạnh toàn dân thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Cùng với phát triển kinh tế, phải phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Có thể nói, nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn tới rất nặng nề.
Về hội nhập quốc tế, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng như Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương trình Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.”
Để thực hiện chủ trương này, phải quán triệt quan điểm “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng” và định hướng “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” đã nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.
Trong bối cảnh và định hướng nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới cần bám sát các chủ trương lớn như, quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn tới với mục tiêu cao nhất là tất cả vì lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc cần đặt trong bối cảnh thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.
Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong toàn Đảng, toàn dân. Phải coi hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhân dân là chủ thể của hội nhập, người được hưởng thành quả và cũng là người chịu tác động từ hội nhập.
Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế-xã hội trong nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng.
Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là nội dung chính, quan trọng nhất của tiến trình hội nhập. Hội nhập kinh tế cần đi trước một bước để tạo cơ sở, thúc đẩy hội nhập và hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Hội nhập kinh tế quốc tế phải nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương, khu vực và đa phương; tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia. Kết hợp chặt chẽ Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng./.
Thiện Thuật-Uyên Hương (TTXVN)