Tại phiên họp ở hội trường sáng 9/6, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 đã nhận được 22 ý kiến đóng góp thảo luận.
“Dễ dãi” là từ được nhiều đại biểu đề cập đến khi thảo luận về việc xây dựng luật, pháp lệnh thời gian qua. Thực trạng này cho thấy tình trạng không tuân thủ pháp luật và kỷ luật công vụ của một số cơ quan nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan soạn thảo chưa cao.
Khó cũng phải làm
Phần lớn đại biểu cho rằng việc chuẩn bị các dự án luật còn chậm, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng, chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan, sự nể nang, thiếu kiên quyết của các cơ quan có trách nhiệm trong việc xem xét, quyết định đưa dự án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Điều này đã dẫn tới hệ quả một số dự án chỉ mang tính chất “ghi danh” trong chương trình nhưng rồi lại phải rút ra.
Các đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), Hồ Trọng Ngũ (Ninh Thuận), Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) cho rằng cần khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận lãnh đạo về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiều dự án đã được đưa vào chương trình rồi lại rút ra khiến cho tính ổn định của chương trình bị yếu kém.
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ khẳng định việc sửa đổi, bổ sung các dự án phải bảo đảm nguyên tắc nhất định, phải thông báo sớm đến đại biểu để có thời gian chuẩn bị, không để sát nút mới trình hoặc đến kỳ họp lại rút ra. Một số luật đã thông qua nhưng khi chưa ban hành xong hướng dẫn thì đã có đề xuất sửa đổi.
Đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc), Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), Hồ Trọng Ngũ (Ninh Thuận), Đặng Văn Khanh (Hà Nội) đề cập đến “cái khó” của mình khi không biết phải trả lời cử tri ra sao, khi mà việc điều chỉnh dự án quá manh mún, luật thay đổi quá nhiều. Thậm chí, nhiều dự luật thay đổi cả tên gọi, chính sách lẫn tư tưởng nội dung, hành vi của nó... và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng thay đổi vào thời điểm sát nút.
“Điều này cho thấy cơ quan thẩm định của Chính phủ và Bộ Tư pháp chưa sát,” đại biểu Hồ Trọng Ngũ nhận định.
Theo đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam), phải có biện pháp đủ mạnh, khắc phục tình trạng đưa vào thì thuyết minh rất hay nhưng rút ra khỏi chương trình thì không có lời nào.
Đề cập đến chất lượng dự án luật và tình trạng “dễ làm, khó bỏ,” các đại biểu Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang), Lê Thị Dung (An Giang), Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk), Ngô Đức Mạnh (Bình Phước) kiến nghị cần làm rõ chính sách pháp luật của dự án luật, bảo đảm tính nhất quán ngay từ đầu, lựa chọn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất.
Dự án luật nào cần thì thông qua sớm chứ không phải cứ dễ thì cho thông qua sớm. Những dự án luật như Khiếu nại tố cáo, Đất đai (sửa đổi)... dù khó cũng phải làm vì liên quan đến người dân.
Các đại biểu cũng kiến nghị cần hạn chế bổ sung các dự án luật thông qua, trừ những dự án luật nào đã chuẩn bị kỹ càng; rút khỏi Chương trình dự án luật nặng về lợi ích của bộ, ngành; tính toán thêm chương trình Nghị quyết về sửa đổi Hiến pháp 1992. “Trong Hiến pháp có nhiều đạo luật mâu thuẫn với đạo luật hiện hành, làm cho hiệu lực pháp luật thấp, các cơ quan không biết sao thực hiện, cứ làm luật sau mâu thuẫn luật trước là sự vi phạm pháp luật”, đại biểu Hồ Trọng Ngũ khẳng định.
Quy trách nhiệm thế nào?
Hầu hết các đại biểu đều đề cập đến trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và kiến nghị cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu một số cơ quan, mỗi dự án luật xin rút phải có văn bản trình Quốc hội và có kiểm điểm sâu sắc, không nên cho vào, rút ra quá dễ dãi như thời gian qua.
“Cần xem lại trong chương trình đã ban hành, Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gì, Chính phủ phải tiếp thu giải trình như thế nào, áp dụng cơ chế gửi phiếu xin ý kiến đại biểu ra sao,” đại biểu Ngô Văn Minh đặt câu hỏi.
Nhìn nhận tường tận hơn, đại biểu Trần Việt Hưng (Hòa Bình) cho rằng ngoài phê bình ban soạn thảo và nêu lên trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cũng cần xem lại vai trò của mình đã thể hiện hết quyền năng hay chưa.
Đưa ra những ví dụ về việc làm luật ở Trung Quốc, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) dẫn chứng nước này chỉ cần 1 tuần để thông qua một dự án luật do có đội ngũ tới 400 chuyên gia giỏi, được trả lương cao.
Ông Dũng cho rằng Việt Nam không có điều kiện trả lương như vậy thì có thể khoán cho họ, có một cơ chế đấu thầu nào đó, làm xong thì trả tiền, như vậy số tiền chi ra sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí tổ chức hội thảo khắp nơi. Việc đưa dự án luật ra trước 500 đại biểu mà không am hiểu về nó thì cũng là mất thời gian và lãng phí.
Đồng quan điểm này, các đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Phước), Lê Thị Dung (An Giang), Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang), Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) đề xuất tăng thêm đại biểu chuyên trách, có chính sách khuyến khích đại biểu Quốc hội, các hội nghề nghiệp cùng tham gia và quy tụ thêm các chuyên gia soạn thảo, tăng cường các hình thức giao lưu lấy ý kiến và có hình thức đầu tư thích đáng.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cần vào cuộc ngay từ đầu để đóng góp cho cơ quan soạn thảo, chuẩn bị nội dung kỹ càng, khi đưa ra Quốc hội là đã chặt chẽ, không mất thời gian bàn thảo nhiều.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Phước) nêu quan điểm cần huy động sự tham gia của đại biểu Quốc hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu và cá nhân, không hạn chế các chủ thể để hỗ trợ Nhà nước thực hiện vai trò quản lý nhà nước, hạn chế lợi ích cục bộ của các cơ quan chủ quản dự án luật. Qua đó, người dân và các tổ chức cũng hiểu rõ hơn, hạn chế rủi ro của dự án luật.
Các đại biểu cũng cho rằng cần có sự tham gia nhiều hơn của các đại biểu Quốc hội chuyên trách, tạo kênh cho các đại biểu chuyên trách và cơ quan Quốc hội sớm tham gia ý kiến về những vấn đề cơ bản của dự án luật, phải xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về pháp luật để giúp cơ quan soạn thảo.
Với tư cách là người đứng đầu Bộ Tư pháp, giúp Chính phủ ban hành các chính sách pháp luật, đại biểu Hà Hùng Cường (Quảng Bình) đã chính thức có lời xin lỗi các đại biểu Quốc hội về những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến dự án luật và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ông Cường thẳng thắn tiếp thu và hứa sẽ tham mưu cho Chính phủ có giải pháp cải thiện tình hình hơn, thực hiện báo cáo từng quý, hàng năm về Chương trình ban hành luật, pháp lệnh, kiên quyết trong chỉ đạo đưa vào nhưng dự án khả thi, thực sự cần thiết./.
“Dễ dãi” là từ được nhiều đại biểu đề cập đến khi thảo luận về việc xây dựng luật, pháp lệnh thời gian qua. Thực trạng này cho thấy tình trạng không tuân thủ pháp luật và kỷ luật công vụ của một số cơ quan nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan soạn thảo chưa cao.
Khó cũng phải làm
Phần lớn đại biểu cho rằng việc chuẩn bị các dự án luật còn chậm, không đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng, chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan, sự nể nang, thiếu kiên quyết của các cơ quan có trách nhiệm trong việc xem xét, quyết định đưa dự án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Điều này đã dẫn tới hệ quả một số dự án chỉ mang tính chất “ghi danh” trong chương trình nhưng rồi lại phải rút ra.
Các đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội), Hồ Trọng Ngũ (Ninh Thuận), Ngô Văn Minh (Quảng Nam), Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang) cho rằng cần khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận lãnh đạo về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Nhiều dự án đã được đưa vào chương trình rồi lại rút ra khiến cho tính ổn định của chương trình bị yếu kém.
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ khẳng định việc sửa đổi, bổ sung các dự án phải bảo đảm nguyên tắc nhất định, phải thông báo sớm đến đại biểu để có thời gian chuẩn bị, không để sát nút mới trình hoặc đến kỳ họp lại rút ra. Một số luật đã thông qua nhưng khi chưa ban hành xong hướng dẫn thì đã có đề xuất sửa đổi.
Đại biểu Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc), Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng), Hồ Trọng Ngũ (Ninh Thuận), Đặng Văn Khanh (Hà Nội) đề cập đến “cái khó” của mình khi không biết phải trả lời cử tri ra sao, khi mà việc điều chỉnh dự án quá manh mún, luật thay đổi quá nhiều. Thậm chí, nhiều dự luật thay đổi cả tên gọi, chính sách lẫn tư tưởng nội dung, hành vi của nó... và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng thay đổi vào thời điểm sát nút.
“Điều này cho thấy cơ quan thẩm định của Chính phủ và Bộ Tư pháp chưa sát,” đại biểu Hồ Trọng Ngũ nhận định.
Theo đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam), phải có biện pháp đủ mạnh, khắc phục tình trạng đưa vào thì thuyết minh rất hay nhưng rút ra khỏi chương trình thì không có lời nào.
Đề cập đến chất lượng dự án luật và tình trạng “dễ làm, khó bỏ,” các đại biểu Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang), Lê Thị Dung (An Giang), Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk), Ngô Đức Mạnh (Bình Phước) kiến nghị cần làm rõ chính sách pháp luật của dự án luật, bảo đảm tính nhất quán ngay từ đầu, lựa chọn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất.
Dự án luật nào cần thì thông qua sớm chứ không phải cứ dễ thì cho thông qua sớm. Những dự án luật như Khiếu nại tố cáo, Đất đai (sửa đổi)... dù khó cũng phải làm vì liên quan đến người dân.
Các đại biểu cũng kiến nghị cần hạn chế bổ sung các dự án luật thông qua, trừ những dự án luật nào đã chuẩn bị kỹ càng; rút khỏi Chương trình dự án luật nặng về lợi ích của bộ, ngành; tính toán thêm chương trình Nghị quyết về sửa đổi Hiến pháp 1992. “Trong Hiến pháp có nhiều đạo luật mâu thuẫn với đạo luật hiện hành, làm cho hiệu lực pháp luật thấp, các cơ quan không biết sao thực hiện, cứ làm luật sau mâu thuẫn luật trước là sự vi phạm pháp luật”, đại biểu Hồ Trọng Ngũ khẳng định.
Quy trách nhiệm thế nào?
Hầu hết các đại biểu đều đề cập đến trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và kiến nghị cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm người đứng đầu một số cơ quan, mỗi dự án luật xin rút phải có văn bản trình Quốc hội và có kiểm điểm sâu sắc, không nên cho vào, rút ra quá dễ dãi như thời gian qua.
“Cần xem lại trong chương trình đã ban hành, Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gì, Chính phủ phải tiếp thu giải trình như thế nào, áp dụng cơ chế gửi phiếu xin ý kiến đại biểu ra sao,” đại biểu Ngô Văn Minh đặt câu hỏi.
Nhìn nhận tường tận hơn, đại biểu Trần Việt Hưng (Hòa Bình) cho rằng ngoài phê bình ban soạn thảo và nêu lên trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cũng cần xem lại vai trò của mình đã thể hiện hết quyền năng hay chưa.
Đưa ra những ví dụ về việc làm luật ở Trung Quốc, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) dẫn chứng nước này chỉ cần 1 tuần để thông qua một dự án luật do có đội ngũ tới 400 chuyên gia giỏi, được trả lương cao.
Ông Dũng cho rằng Việt Nam không có điều kiện trả lương như vậy thì có thể khoán cho họ, có một cơ chế đấu thầu nào đó, làm xong thì trả tiền, như vậy số tiền chi ra sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí tổ chức hội thảo khắp nơi. Việc đưa dự án luật ra trước 500 đại biểu mà không am hiểu về nó thì cũng là mất thời gian và lãng phí.
Đồng quan điểm này, các đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Phước), Lê Thị Dung (An Giang), Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang), Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc) đề xuất tăng thêm đại biểu chuyên trách, có chính sách khuyến khích đại biểu Quốc hội, các hội nghề nghiệp cùng tham gia và quy tụ thêm các chuyên gia soạn thảo, tăng cường các hình thức giao lưu lấy ý kiến và có hình thức đầu tư thích đáng.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cần vào cuộc ngay từ đầu để đóng góp cho cơ quan soạn thảo, chuẩn bị nội dung kỹ càng, khi đưa ra Quốc hội là đã chặt chẽ, không mất thời gian bàn thảo nhiều.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Phước) nêu quan điểm cần huy động sự tham gia của đại biểu Quốc hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu và cá nhân, không hạn chế các chủ thể để hỗ trợ Nhà nước thực hiện vai trò quản lý nhà nước, hạn chế lợi ích cục bộ của các cơ quan chủ quản dự án luật. Qua đó, người dân và các tổ chức cũng hiểu rõ hơn, hạn chế rủi ro của dự án luật.
Các đại biểu cũng cho rằng cần có sự tham gia nhiều hơn của các đại biểu Quốc hội chuyên trách, tạo kênh cho các đại biểu chuyên trách và cơ quan Quốc hội sớm tham gia ý kiến về những vấn đề cơ bản của dự án luật, phải xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về pháp luật để giúp cơ quan soạn thảo.
Với tư cách là người đứng đầu Bộ Tư pháp, giúp Chính phủ ban hành các chính sách pháp luật, đại biểu Hà Hùng Cường (Quảng Bình) đã chính thức có lời xin lỗi các đại biểu Quốc hội về những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến dự án luật và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Ông Cường thẳng thắn tiếp thu và hứa sẽ tham mưu cho Chính phủ có giải pháp cải thiện tình hình hơn, thực hiện báo cáo từng quý, hàng năm về Chương trình ban hành luật, pháp lệnh, kiên quyết trong chỉ đạo đưa vào nhưng dự án khả thi, thực sự cần thiết./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)