Ngày 24/2, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết sau buổi làm việc với gia đình cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã sơ bộ đồng ý và đang khảo sát lại khu đất để dành khoảng 10ha đất đồi Bàu Hồ, thuộc thôn Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế nằm ven sông Hương, tiếp giáp với đồi Vọng Cảnh, xây dựng khu lưu niệm Trịnh Công Sơn.
Trong tương lai, nếu khu lưu niệm hình thành, nơi đây sẽ trở thành "Không gian văn hóa Trịnh" bao gồm âm nhạc, thơ ca, hội họa… của Trịnh Công Sơn, vốn tập trung nhiều tư liệu, hiện vật của nhạc sỹ đang được gia đình, bạn bè lưu giữ.
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sỹ (2001-2011), một con đường mang tên nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt tại thành phố Huế. Con đường mới mở này được hình thành từ một khu dân cư bên bờ sông Hương phía vùng Gia Hội.
Bà con lao động, thợ thuyền và buôn bán nhỏ đã đồng tình với dự án của thành phố Huế di dời sang nơi ở mới tại phường Phú Hiệp, Phú Hậu, để góp phần chỉnh trang đô thị; làm cho Huế có thêm những công trình mới xinh đẹp, khang trang hơn và dòng sông Hương cũng phong quang hơn, thông thoáng, thơ mộng, trữ tình hơn.
Con đường đã được các nhà hoạt động văn hóa, giáo dục, giới văn nghệ sỹ... cho đến người dân lao động đều đồng tình, ủng hộ.
Thừa Thiên-Huế còn dành nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng và tổ chức không gian văn hóa cho các tên tuổi lớn khác như Điềm Phùng Thị (Bảo tàng Điềm Phùng Thị tại số 1-Phan Bội Châu, Huế), Lê Bá Đảng (tại Trung tâm Lê Bá Đảng, 15 Lê Lợi, Huế).
Điềm Phùng Thị - nữ điêu khắc gia nổi danh khắp châu Âu và Việt Nam, trước khi qua đời vài tháng, bà đã quyết định chuyển toàn bộ số tác phẩm còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh (trên 130 tác phẩm) và Pháp (trên 50 tác phẩm) về Huế. Đây thật sự là món quà vô giá mà bà tặng Huế trước khi đi xa.
Đối với Trung tâm Lê Bá Đảng, đến nay, sau năm lần tiếp nhận tác phẩm, Trung tâm đã có 329 tác phẩm của chính tác giả trên nhiều loại chất liệu, gồm sơn màu nước, in lưới, tượng, tranh hai mặt, tranh đắp nổi theo kiểu "Không gian Lê Bá Đảng"../.
Trong tương lai, nếu khu lưu niệm hình thành, nơi đây sẽ trở thành "Không gian văn hóa Trịnh" bao gồm âm nhạc, thơ ca, hội họa… của Trịnh Công Sơn, vốn tập trung nhiều tư liệu, hiện vật của nhạc sỹ đang được gia đình, bạn bè lưu giữ.
Trước đó, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sỹ (2001-2011), một con đường mang tên nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt tại thành phố Huế. Con đường mới mở này được hình thành từ một khu dân cư bên bờ sông Hương phía vùng Gia Hội.
Bà con lao động, thợ thuyền và buôn bán nhỏ đã đồng tình với dự án của thành phố Huế di dời sang nơi ở mới tại phường Phú Hiệp, Phú Hậu, để góp phần chỉnh trang đô thị; làm cho Huế có thêm những công trình mới xinh đẹp, khang trang hơn và dòng sông Hương cũng phong quang hơn, thông thoáng, thơ mộng, trữ tình hơn.
Con đường đã được các nhà hoạt động văn hóa, giáo dục, giới văn nghệ sỹ... cho đến người dân lao động đều đồng tình, ủng hộ.
Thừa Thiên-Huế còn dành nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng và tổ chức không gian văn hóa cho các tên tuổi lớn khác như Điềm Phùng Thị (Bảo tàng Điềm Phùng Thị tại số 1-Phan Bội Châu, Huế), Lê Bá Đảng (tại Trung tâm Lê Bá Đảng, 15 Lê Lợi, Huế).
Điềm Phùng Thị - nữ điêu khắc gia nổi danh khắp châu Âu và Việt Nam, trước khi qua đời vài tháng, bà đã quyết định chuyển toàn bộ số tác phẩm còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh (trên 130 tác phẩm) và Pháp (trên 50 tác phẩm) về Huế. Đây thật sự là món quà vô giá mà bà tặng Huế trước khi đi xa.
Đối với Trung tâm Lê Bá Đảng, đến nay, sau năm lần tiếp nhận tác phẩm, Trung tâm đã có 329 tác phẩm của chính tác giả trên nhiều loại chất liệu, gồm sơn màu nước, in lưới, tượng, tranh hai mặt, tranh đắp nổi theo kiểu "Không gian Lê Bá Đảng"../.
Quốc Việt (TTXVN)