Ngày 18/7 tại Hải Phòng, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, lãnh đạo thành phố Hải Phòng; đại diện Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan pháp quy hạt nhân và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, Thái Lan, Bulgaria...; đại diện các bộ, ngành liên quan, sở khoa học và công nghệ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; 100 cơ sở bức xạ điển hình cùng đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học đã tham dự hội nghị.
Theo Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, bảo đảm an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân giữ vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Thực tế cho thấy, năng lượng nguyên tử nói chung, điện hạt nhân nói riêng đã phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe con người. Tuy vậy, nếu không đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân, để xảy ra sự cố hạt nhân sẽ dẫn đến những thảm họa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam không chỉ quan tâm đến phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế, xã hội mà còn rất quan tâm đến xây dựng hạ tầng an toàn, an ninh hạt nhân, bao gồm xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này. Bộ Khoa học và Công nghệ được giao trách nhiệm này đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói chung và đặc biệt cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng.
Tại hội nghị, các đơn vị đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và kết quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân và trong công tác nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân. Các đại biểu đã trao đổi thông tin về hoạt động cấp giấy phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ hạt nhân...
Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm quản lý an toàn bức xạ trong các loại hình hoạt động ứng dụng bức xạ, các đại biểu đã đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng chương trình phát triển năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân…
Đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân 10 năm qua, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân nhấn mạnh đến nay, hệ thống quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đã được xây dựng thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Khung pháp luật cho hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân ngày càng được hoàn thiện; hoạt động cấp phép, hoạt động thanh tra đã đi vào nề nếp và có nhiều tiến bộ. Hàng năm, toàn quốc đã tiến hành thanh tra hơn 1.000 cơ sở bức xạ, giúp các chủ cơ sở nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm trong bảo đảm an toàn cho con người, môi trường cũng như ngăn ngừa sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra...
Hoạt động khai báo, cấp phép cũng đã từng bước được hoàn thiện và được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Các quy trình, thủ tục, hướng dẫn về khai báo, cấp phép được rà soát và đăng tải trên trang web của Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, tạo sự công khai, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ khi làm các thủ tục khai báo và xin cấp phép.
Các công tác như tham gia điều ước quốc tế, đảm bảo an ninh và thanh sát hạt nhân, an toàn hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân... đã có những bước tiến đáng kể, khẳng định lập trường, quan điểm của Việt Nam trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình cũng như tạo dựng niềm tin đối với bạn bè quốc tế.
Nhân dịp này, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ” cho 4 cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng nhiều bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc./.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, lãnh đạo thành phố Hải Phòng; đại diện Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan pháp quy hạt nhân và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, Thái Lan, Bulgaria...; đại diện các bộ, ngành liên quan, sở khoa học và công nghệ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; 100 cơ sở bức xạ điển hình cùng đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học đã tham dự hội nghị.
Theo Bộ trưởng bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, bảo đảm an toàn, an ninh và kiểm soát hạt nhân giữ vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Thực tế cho thấy, năng lượng nguyên tử nói chung, điện hạt nhân nói riêng đã phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe con người. Tuy vậy, nếu không đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân, để xảy ra sự cố hạt nhân sẽ dẫn đến những thảm họa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam không chỉ quan tâm đến phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế, xã hội mà còn rất quan tâm đến xây dựng hạ tầng an toàn, an ninh hạt nhân, bao gồm xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này. Bộ Khoa học và Công nghệ được giao trách nhiệm này đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói chung và đặc biệt cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng.
Tại hội nghị, các đơn vị đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và kết quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân và trong công tác nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân. Các đại biểu đã trao đổi thông tin về hoạt động cấp giấy phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ hạt nhân...
Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm quản lý an toàn bức xạ trong các loại hình hoạt động ứng dụng bức xạ, các đại biểu đã đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng chương trình phát triển năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân…
Đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân 10 năm qua, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân nhấn mạnh đến nay, hệ thống quản lý nhà nước về an toàn bức xạ đã được xây dựng thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Khung pháp luật cho hoạt động quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân ngày càng được hoàn thiện; hoạt động cấp phép, hoạt động thanh tra đã đi vào nề nếp và có nhiều tiến bộ. Hàng năm, toàn quốc đã tiến hành thanh tra hơn 1.000 cơ sở bức xạ, giúp các chủ cơ sở nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm trong bảo đảm an toàn cho con người, môi trường cũng như ngăn ngừa sự cố bức xạ và hạt nhân xảy ra...
Hoạt động khai báo, cấp phép cũng đã từng bước được hoàn thiện và được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Các quy trình, thủ tục, hướng dẫn về khai báo, cấp phép được rà soát và đăng tải trên trang web của Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, tạo sự công khai, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ khi làm các thủ tục khai báo và xin cấp phép.
Các công tác như tham gia điều ước quốc tế, đảm bảo an ninh và thanh sát hạt nhân, an toàn hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân... đã có những bước tiến đáng kể, khẳng định lập trường, quan điểm của Việt Nam trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình cũng như tạo dựng niềm tin đối với bạn bè quốc tế.
Nhân dịp này, Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ” cho 4 cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng nhiều bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)