Ngày 8/1, Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2012 do Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.
Tới dự hội nghị, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những thành tích của ngành kiểm sát đạt được trong những năm qua.
Chủ tịch nước cho rằng trong tình hình tội phạm gia tăng và diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, đối tượng, lĩnh vực phạm tội đa dạng, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, ngành kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn. Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao chất lượng các hoạt động; góp phần thúc đẩy giải quyết được một số vụ án lớn, phức tạp, trong đó có các vụ án tham nhũng lớn, được dư luận nhân dân đánh giá cao.
Để ngành kiểm sát thực hiện tốt các chức năng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Chủ tịch nước đề nghị ngành kiểm sát cần tập trung làm tốt công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, bảo đảm việc khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc điều tra, xử lý của cơ quan điều tra có căn cứ, đúng pháp luật. Đẩy nhanh việc giải quyết các vụ án trọng điểm, các vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án đổi mới hệ thống tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân theo Nghị quyết 49-NQ/TƯ, Kết luận 79-KL/TƯ của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, bảo đảm phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án, đồng thời để thực hiện tốt yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên vững vàng về chính trị, tinh thông về pháp luật, giỏi về nghiệp vụ; đồng thời, chăm lo giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức cho cán bộ kiểm sát, thực hiện có kết quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với rèn luyện 5 đức tính của người cán bộ kiểm sát theo lời dạy của Bác là “cán bộ kiểm sát phải: công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn.”
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành kiểm sát cần khẩn trương tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp 1992, tập trung vào tổng kết, đánh giá các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân. Từ kết quả tổng kết, đề xuất cụ thể với Đảng, Nhà nước các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, xác định rõ hơn vị trí của Viện Kiểm sát Nhân dân trong bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát phù hợp với các định hướng, nội dung của Cương lĩnh và các Văn kiện của Đại hội XI, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân trong tình hình mới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, cùng với làm tốt công tác xây dựng Đảng trong ngành, ngành kiểm sát cần tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên trong đảng, trong bộ máy nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và sức chiến đấu cao.
Chủ tịch nước tin tưởng, với truyền thống tự hào trên 50 năm tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân, trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, toàn ngành kiểm sát sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân đóng góp tích cực vào mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Tại hội nghị, lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ký kết quy chế phối hợp, hướng tới mục tiêu trong năm 2012 nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng ngành Kiểm sát trong sạch vững mạnh.
Báo cáo tổng kết cùng tham luận của các đại biểu tại Hội nghị đã nêu rõ trong năm 2011, trước tình hình tội phạm tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp tính chất ngày càng nghiêm trọng, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã chỉ đạo toàn ngành triển khai nhiều biện pháp, thực hiện các chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp.
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có chuyển biến tích cực; chất lượng hiệu quả các lĩnh vực kiểm sát được nâng cao so với năm 2010. Trong lĩnh vực hình sự, Viện Kiểm sát các cấp đã nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam; đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố.
Trong giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính, ngành đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu tòa khắc phục, góp phần xử lý các vụ việc theo đúng quy định pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã xây dựng chương trình kế hoạch hành động, triển khai tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, tập trung nghiên cứu, xây dựng các đề án “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam,” “Nghiên cứu chuyển Viện Kiểm sát thành Viện Công tố”…đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, quán triệt các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp.
Công tác xây dựng ngành có nhiều tiến bộ về tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, nghiên cứu khoa học; thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, tham nhũng, lãng phí.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Kiểm sát cũng còn một số hạn chế như chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp có chuyển biến nhưng chậm. Vẫn còn Viện Kiểm sát ở địa phương chưa tích cực phối hợp tổ chức các phiên tòa để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng. Việc chấp hành các quy định về công tác thống kê chưa được chấp hành đầy đủ. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ còn hạn chế.
Năm 2012, ngành kiểm sát phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cơ bản: không trường hợp nào bị tạm giữ, tạm giam quá thời hạn luật định thuộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%. Hạn chế thấp nhất tỉ lệ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự đạt tỷ lệ 70%, kháng nghị phúc thẩm dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính đạt tỷ lệ trên 80%; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các loại án đạt tỷ lệ trên 85%. Tăng cường công tác quản lý giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ, tinh thần phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức trong đơn vị./.
Tới dự hội nghị, thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những thành tích của ngành kiểm sát đạt được trong những năm qua.
Chủ tịch nước cho rằng trong tình hình tội phạm gia tăng và diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, đối tượng, lĩnh vực phạm tội đa dạng, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, ngành kiểm sát nhân dân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn. Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao chất lượng các hoạt động; góp phần thúc đẩy giải quyết được một số vụ án lớn, phức tạp, trong đó có các vụ án tham nhũng lớn, được dư luận nhân dân đánh giá cao.
Để ngành kiểm sát thực hiện tốt các chức năng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Chủ tịch nước đề nghị ngành kiểm sát cần tập trung làm tốt công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, bảo đảm việc khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc điều tra, xử lý của cơ quan điều tra có căn cứ, đúng pháp luật. Đẩy nhanh việc giải quyết các vụ án trọng điểm, các vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án đổi mới hệ thống tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân theo Nghị quyết 49-NQ/TƯ, Kết luận 79-KL/TƯ của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, bảo đảm phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án, đồng thời để thực hiện tốt yêu cầu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên vững vàng về chính trị, tinh thông về pháp luật, giỏi về nghiệp vụ; đồng thời, chăm lo giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức cho cán bộ kiểm sát, thực hiện có kết quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với rèn luyện 5 đức tính của người cán bộ kiểm sát theo lời dạy của Bác là “cán bộ kiểm sát phải: công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn.”
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành kiểm sát cần khẩn trương tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp 1992, tập trung vào tổng kết, đánh giá các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân. Từ kết quả tổng kết, đề xuất cụ thể với Đảng, Nhà nước các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, xác định rõ hơn vị trí của Viện Kiểm sát Nhân dân trong bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát phù hợp với các định hướng, nội dung của Cương lĩnh và các Văn kiện của Đại hội XI, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân trong tình hình mới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, cùng với làm tốt công tác xây dựng Đảng trong ngành, ngành kiểm sát cần tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên trong đảng, trong bộ máy nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và sức chiến đấu cao.
Chủ tịch nước tin tưởng, với truyền thống tự hào trên 50 năm tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân, trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, toàn ngành kiểm sát sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân đóng góp tích cực vào mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Tại hội nghị, lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ký kết quy chế phối hợp, hướng tới mục tiêu trong năm 2012 nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng ngành Kiểm sát trong sạch vững mạnh.
Báo cáo tổng kết cùng tham luận của các đại biểu tại Hội nghị đã nêu rõ trong năm 2011, trước tình hình tội phạm tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp tính chất ngày càng nghiêm trọng, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã chỉ đạo toàn ngành triển khai nhiều biện pháp, thực hiện các chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp.
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có chuyển biến tích cực; chất lượng hiệu quả các lĩnh vực kiểm sát được nâng cao so với năm 2010. Trong lĩnh vực hình sự, Viện Kiểm sát các cấp đã nâng cao trách nhiệm trong việc phê chuẩn các lệnh, quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam; đề ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố.
Trong giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính, ngành đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu tòa khắc phục, góp phần xử lý các vụ việc theo đúng quy định pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã xây dựng chương trình kế hoạch hành động, triển khai tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992, tập trung nghiên cứu, xây dựng các đề án “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam,” “Nghiên cứu chuyển Viện Kiểm sát thành Viện Công tố”…đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, quán triệt các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp.
Công tác xây dựng ngành có nhiều tiến bộ về tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, nghiên cứu khoa học; thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, tham nhũng, lãng phí.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Kiểm sát cũng còn một số hạn chế như chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp có chuyển biến nhưng chậm. Vẫn còn Viện Kiểm sát ở địa phương chưa tích cực phối hợp tổ chức các phiên tòa để rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng. Việc chấp hành các quy định về công tác thống kê chưa được chấp hành đầy đủ. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ còn hạn chế.
Năm 2012, ngành kiểm sát phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cơ bản: không trường hợp nào bị tạm giữ, tạm giam quá thời hạn luật định thuộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%. Hạn chế thấp nhất tỉ lệ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự đạt tỷ lệ 70%, kháng nghị phúc thẩm dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính đạt tỷ lệ trên 80%; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các loại án đạt tỷ lệ trên 85%. Tăng cường công tác quản lý giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ, tinh thần phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức trong đơn vị./.
Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)