Sáng 5/10, trong buổi họp cuối của Phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Tố tụng hành chính.
Dự án Luật Tố tụng hành chính đã được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII thảo luận, cho ý kiến. Tiếp thu những ý kiến đóng góp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc hoàn thiện Dự thảo luật.
Thảo luận về Dự thảo Luật tố tụng hành chính, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập đến các nội dung như trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền; việc tham gia của Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hành chính; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính; những khiếu kiện hành chính thuộc thầm quyền giải quyết của tòa án; năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự; khởi kiện vụ án hành chính; sự có mặt của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; yêu cầu thi hành án, quyết định hành chính...
Vấn đề yêu cầu thi hành án hành chính, quyết định hành chính; quản lý Nhà nước về thi hành án hành chính được nhiều đại biểu quan tâm hơn cả.
Về nội dung này, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu chỉnh lý Dự thảo Luật với quy định cơ quan Thi hành án dân sự nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm sau khi nhận được yêu cầu thi hành án hành chính của người khởi kiện phải ghi vào sổ theo dõi để quản lý việc thi hành án của người bị khởi kiện.
Đồng thời, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khởi kiện, cơ quan Thi hành án dân sự phải có văn bản đôn đốc người bị kiện thực hiện bản án, quyết định của tòa án.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định trách nhiệm người bị kiện, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan này biết kết quả thi hành; nếu không thông báo thì cơ quan Thi hành án dân sự sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện để chỉ đạo việc thi hành án hành chính.
Liên quan đến vấn đề này, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng băn khoăn việc thi hành quyết định hành chính trong công tác thi hành bản án của tòa án hành chính là rất khó khăn.
Ông Vượng đề nghị dự thảo luật cần có cơ chế để đảm bảo thi hành những phán quyết của tòa hành chính sao cho có độ khả thi trong thực tế; tránh tình trạng gây khó dễ, chây ỳ, kéo dài.
Cũng về nội dung này, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho rằng nên giao cho Viện Kiểm sát các cấp nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực thi các bản án, quyết định của Tòa án hành chính các cấp. Bởi theo ông Bình, Viện Kiểm sát với thẩm quyền được pháp luật cho phép là cơ quan phù hợp nhất để thực hiện chức năng này.
Kết luận phiên họp thứ 35, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá phiên họp đã hoàn tất cả các nội dung đã đề ra.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2010, kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2011.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe các báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, công tác phòng chống tham nhũng năm 2010, công tác phòng chống tội phạm, công tác tư pháp; báo cáo giám sát thực hiện cải cách thủ tục hành chính...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về cơ chế quản lý tài chính đối với ngành thuế và hải quan; công tác giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...
Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau phiên họp lần này, các đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan soạn thảo, khẩn trương hoàn chỉnh sớm các tờ trình gửi đến các đại biểu Quốc hội để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8 sắp tới./.
Dự án Luật Tố tụng hành chính đã được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII thảo luận, cho ý kiến. Tiếp thu những ý kiến đóng góp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc hoàn thiện Dự thảo luật.
Thảo luận về Dự thảo Luật tố tụng hành chính, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập đến các nội dung như trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền; việc tham gia của Hội thẩm nhân dân trong xét xử vụ án hành chính; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính; những khiếu kiện hành chính thuộc thầm quyền giải quyết của tòa án; năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự; khởi kiện vụ án hành chính; sự có mặt của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; yêu cầu thi hành án, quyết định hành chính...
Vấn đề yêu cầu thi hành án hành chính, quyết định hành chính; quản lý Nhà nước về thi hành án hành chính được nhiều đại biểu quan tâm hơn cả.
Về nội dung này, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu chỉnh lý Dự thảo Luật với quy định cơ quan Thi hành án dân sự nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm sau khi nhận được yêu cầu thi hành án hành chính của người khởi kiện phải ghi vào sổ theo dõi để quản lý việc thi hành án của người bị khởi kiện.
Đồng thời, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khởi kiện, cơ quan Thi hành án dân sự phải có văn bản đôn đốc người bị kiện thực hiện bản án, quyết định của tòa án.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định trách nhiệm người bị kiện, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan Thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan này biết kết quả thi hành; nếu không thông báo thì cơ quan Thi hành án dân sự sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện để chỉ đạo việc thi hành án hành chính.
Liên quan đến vấn đề này, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng băn khoăn việc thi hành quyết định hành chính trong công tác thi hành bản án của tòa án hành chính là rất khó khăn.
Ông Vượng đề nghị dự thảo luật cần có cơ chế để đảm bảo thi hành những phán quyết của tòa hành chính sao cho có độ khả thi trong thực tế; tránh tình trạng gây khó dễ, chây ỳ, kéo dài.
Cũng về nội dung này, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình cho rằng nên giao cho Viện Kiểm sát các cấp nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực thi các bản án, quyết định của Tòa án hành chính các cấp. Bởi theo ông Bình, Viện Kiểm sát với thẩm quyền được pháp luật cho phép là cơ quan phù hợp nhất để thực hiện chức năng này.
Kết luận phiên họp thứ 35, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá phiên họp đã hoàn tất cả các nội dung đã đề ra.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2010, kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2011.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe các báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, công tác phòng chống tham nhũng năm 2010, công tác phòng chống tội phạm, công tác tư pháp; báo cáo giám sát thực hiện cải cách thủ tục hành chính...
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về cơ chế quản lý tài chính đối với ngành thuế và hải quan; công tác giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...
Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau phiên họp lần này, các đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan soạn thảo, khẩn trương hoàn chỉnh sớm các tờ trình gửi đến các đại biểu Quốc hội để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8 sắp tới./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)