Ngày 16/12, dự án “Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng” đã khởi công xây dựng bãi chôn lấp, xử lý chất độc da cam/dioxin tại khu vực sân bay Phù Cát, thuộc huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định).
Đây là khu xử lý dioxin đầu tiên tại Việt Nam được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ xây dựng, còn gọi là Hợp phần xử lý dioxin tại sân bay Phù Cát, nhằm giải quyết dứt điểm một khu ô nhiễm chất da cam/dioxin cụ thể, loại bỏ sân bay Phù Cát khỏi danh sách các khu ô nhiễm nặng tại Việt Nam.
Hợp phần sẽ xây dựng hố chôn 5.600m2, do Bộ Tư lệnh hóa học (thuộc Bộ Quốc phòng) thiết kế kỹ thuật, nằm cách đường nội bộ gần nhất 60m và rất xa khu dân cư để chôn lấp 5.400m3 đất bị nhiễm chất da cam/dioxin trong khu vực sân bay Phù Cát; dự kiến hoàn thành trong năm 2012.
Sân bay Phù Cát là một trong ba khu vực bị ô nhiễm nặng chất độc da cam/dioxin, cùng với sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và sân bay Đà Nẵng.
Đây là ba căn cứ chính được quân đội Mỹ từng sử dụng để làm nơi tập kết chất diệt cỏ dioxin đi rải thảm miền Nam Việt Nam.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta nói: “Dioxin vẫn còn tồn tại ở Việt Nam như một di chứng buồn; khoảng 200.000m3 khối đất bị ô nhiễm còn tồn tại ở các sân bay Phù Cát, Đà Nẵng, Biên Hòa, tạo ra nhiều rủi ro về sức khỏe cho người dân và môi trường. Khối lượng đất bị ô nhiễm tại Phù Cát là ít nhất trong số các điểm nóng trên, nhưng hợp phần này vẫn có ý nghĩa đặc biệt."
Phó giáo sư-tiến sỹ, bác sỹ Lê Kế Sơn, Giám đốc quốc gia dự án Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 33, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết: “Song song với việc xử lý dioxin tại sân bay Phù Cát, khu ô nhiễm dioxin trong sân bay Đà Nẵng cũng được xử lý bằng phương pháp hấp giải nhiệt. Kinh nghiệm từ các hợp phần này sẽ được áp dụng trong quá trình xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa và các vùng ô nhiễm khác.”
Dự án “Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng” do GEF tài trợ thông qua UNDP có tổng kinh phí 4,9 triệu đôla Mỹ được thực hiện từ năm 2010. Mục tiêu là đến trước năm 2016, dự án sẽ giải quyết, xử lý dứt điểm các khu vực bị ô nhiễm dioxin nặng tại Việt Nam./.
Đây là khu xử lý dioxin đầu tiên tại Việt Nam được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ xây dựng, còn gọi là Hợp phần xử lý dioxin tại sân bay Phù Cát, nhằm giải quyết dứt điểm một khu ô nhiễm chất da cam/dioxin cụ thể, loại bỏ sân bay Phù Cát khỏi danh sách các khu ô nhiễm nặng tại Việt Nam.
Hợp phần sẽ xây dựng hố chôn 5.600m2, do Bộ Tư lệnh hóa học (thuộc Bộ Quốc phòng) thiết kế kỹ thuật, nằm cách đường nội bộ gần nhất 60m và rất xa khu dân cư để chôn lấp 5.400m3 đất bị nhiễm chất da cam/dioxin trong khu vực sân bay Phù Cát; dự kiến hoàn thành trong năm 2012.
Sân bay Phù Cát là một trong ba khu vực bị ô nhiễm nặng chất độc da cam/dioxin, cùng với sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và sân bay Đà Nẵng.
Đây là ba căn cứ chính được quân đội Mỹ từng sử dụng để làm nơi tập kết chất diệt cỏ dioxin đi rải thảm miền Nam Việt Nam.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, bà Pratibha Mehta nói: “Dioxin vẫn còn tồn tại ở Việt Nam như một di chứng buồn; khoảng 200.000m3 khối đất bị ô nhiễm còn tồn tại ở các sân bay Phù Cát, Đà Nẵng, Biên Hòa, tạo ra nhiều rủi ro về sức khỏe cho người dân và môi trường. Khối lượng đất bị ô nhiễm tại Phù Cát là ít nhất trong số các điểm nóng trên, nhưng hợp phần này vẫn có ý nghĩa đặc biệt."
Phó giáo sư-tiến sỹ, bác sỹ Lê Kế Sơn, Giám đốc quốc gia dự án Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 33, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết: “Song song với việc xử lý dioxin tại sân bay Phù Cát, khu ô nhiễm dioxin trong sân bay Đà Nẵng cũng được xử lý bằng phương pháp hấp giải nhiệt. Kinh nghiệm từ các hợp phần này sẽ được áp dụng trong quá trình xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa và các vùng ô nhiễm khác.”
Dự án “Xử lý dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng” do GEF tài trợ thông qua UNDP có tổng kinh phí 4,9 triệu đôla Mỹ được thực hiện từ năm 2010. Mục tiêu là đến trước năm 2016, dự án sẽ giải quyết, xử lý dứt điểm các khu vực bị ô nhiễm dioxin nặng tại Việt Nam./.
Ly Kha (TTXVN/Vietnam+)