Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có thông báo ý kiến của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và thành phố về việc xúc tiến triển khai dự án xây dựng đường sắt đô thị Yên Viên-Ngọc Hồi giai đoạn 1, trong đó thống nhất để chủ đầu tư là Đường sắt Việt Nam hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục phê duyệt nội dung dự án.
Cầu đường sắt mới vượt sông Hồng sẽ nằm cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu. Riêng ga trung tâm Hà Nội và cầu vượt đường sắt sông Hồng, chủ đầu tư cần đề xuất phương án thiết kế kiến trúc gửi Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội chủ trì thẩm định trước ngày 31/11 và trình Ủy ban Nhân dân thành phố vào đầu tháng 12.
Phương án thiết kế khu tổ hợp ga Ngọc Hồi, Ủy ban Nhân dân thành phố thống nhất theo đề nghị của chủ đầu tư cũng như tư vấn với diện tích khoảng 114ha.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu chủ đầu tư trong quá trình thiết kế cần lưu ý khớp nối hạ tầng kỹ thuật khu vực, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch liên quan và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội còn thống nhất dịch chuyển vị trí của một số ga nằm trong dự án nhằm bảo đảm kết nối tốt với hệ thống giao thông cũng như phù hợp quy hoạch chung của thành phố.
Cây cầu lịch sử Long Biên hiện nay đã xuống cấp, nhiều mố, trụ cầu không thể đáp ứng được tiêu chí của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, không bảo đảm an toàn đường sắt, do đó sẽ được tôn tạo phục vụ giao thông đô thị và nhu cầu tham quan./.
Cầu đường sắt mới vượt sông Hồng sẽ nằm cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu. Riêng ga trung tâm Hà Nội và cầu vượt đường sắt sông Hồng, chủ đầu tư cần đề xuất phương án thiết kế kiến trúc gửi Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội chủ trì thẩm định trước ngày 31/11 và trình Ủy ban Nhân dân thành phố vào đầu tháng 12.
Phương án thiết kế khu tổ hợp ga Ngọc Hồi, Ủy ban Nhân dân thành phố thống nhất theo đề nghị của chủ đầu tư cũng như tư vấn với diện tích khoảng 114ha.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu chủ đầu tư trong quá trình thiết kế cần lưu ý khớp nối hạ tầng kỹ thuật khu vực, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch liên quan và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Bộ Giao thông Vận tải và Hà Nội còn thống nhất dịch chuyển vị trí của một số ga nằm trong dự án nhằm bảo đảm kết nối tốt với hệ thống giao thông cũng như phù hợp quy hoạch chung của thành phố.
Cây cầu lịch sử Long Biên hiện nay đã xuống cấp, nhiều mố, trụ cầu không thể đáp ứng được tiêu chí của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, không bảo đảm an toàn đường sắt, do đó sẽ được tôn tạo phục vụ giao thông đô thị và nhu cầu tham quan./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)