Ngày 17/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Hiệp hội các doanh nghiệp Hong Kong tại Việt Nam tổ chức Hội thảo về phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Danh Huy, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết Bộ đã xây dựng dự thảo về cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP.
Với chiều dài 97km, quy mô sáu làn xe, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là trên 846 triệu USD, đây là một dự án quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố du lịch Phan Thiết (Bình Thuận).
Dự án được Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới xây dựng cơ chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP. Hiện đã có Tập đoàn Bitexco đăng ký thực hiện. Dự án này đã được phê duyệt kế hoạch đầu tư, hiện đang triển khai giải phóng mặt bằng, dự kiến tháng Bảy sẽ phát hồ sơ tuyển thầu theo đúng thông lệ quốc tế.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ liên kết các vùng trong cả nước và với các nước tiểu vùng sông Mekong.
Trong quy hoạch giao thông tương lai, Việt Nam cũng đã tính đến sự liên kết giữa các hệ thống giao thông đường bộ với đường hàng không, đường thủy. Đặc biệt, sắp tới Việt Nam sẽ sửa đổi luật đất đai nên sẽ tháo gỡ những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng với các dự án giao thông.
Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức cho biết Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến hình thức đầu tư PPP khi nguồn vốn ngân sách dành cho hạ tầng hạn hẹp. Vì vậy, Chính phủ sẽ có những chính sách đặc thù riêng cho từng dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP mà thí điểm là dự án đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết.
Theo kế hoạch phát triển hệ thống đường bộ của Việt Nam đến năm 2020, từ nay đến năm 2020 sẽ đưa vào khai thác khoảng 2.400km (không tính quốc lộ 1), xây dựng thay thế 407 cầu yếu trên các tuyến quốc lộ, tổng cộng nhu cầu nguồn vốn cần khoảng 316.400 tỷ đồng.
Bộ Giao thông Vận tải đã và đang chuẩn bị đầu tư 107 dự án nâng cấp, cải tạo một số tuyến quốc lộ, xây dựng thay thế một số cầu với kinh phí khoảng 163.833 tỷ đồng.
Riêng với quốc lộ 1, từ nay đến 2016 hoàn thành mở rộng lên bốn làn xe cho 1.050km từ Hà Nội đến Cần Thơ với kinh phí khoảng 91.000 tỷ đồng, chia thành 18 dự án theo hình thức BOT.
Đối với hệ thống đường cao tốc, đến 2020 sẽ hoàn thành khoảng trên 1.900km, trong đó đến nay đã hoàn thành 150km./.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Danh Huy, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, cho biết Bộ đã xây dựng dự thảo về cơ chế thí điểm đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP.
Với chiều dài 97km, quy mô sáu làn xe, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là trên 846 triệu USD, đây là một dự án quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố du lịch Phan Thiết (Bình Thuận).
Dự án được Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới xây dựng cơ chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP. Hiện đã có Tập đoàn Bitexco đăng ký thực hiện. Dự án này đã được phê duyệt kế hoạch đầu tư, hiện đang triển khai giải phóng mặt bằng, dự kiến tháng Bảy sẽ phát hồ sơ tuyển thầu theo đúng thông lệ quốc tế.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức cho biết hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ liên kết các vùng trong cả nước và với các nước tiểu vùng sông Mekong.
Trong quy hoạch giao thông tương lai, Việt Nam cũng đã tính đến sự liên kết giữa các hệ thống giao thông đường bộ với đường hàng không, đường thủy. Đặc biệt, sắp tới Việt Nam sẽ sửa đổi luật đất đai nên sẽ tháo gỡ những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng với các dự án giao thông.
Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức cho biết Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến hình thức đầu tư PPP khi nguồn vốn ngân sách dành cho hạ tầng hạn hẹp. Vì vậy, Chính phủ sẽ có những chính sách đặc thù riêng cho từng dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP mà thí điểm là dự án đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết.
Theo kế hoạch phát triển hệ thống đường bộ của Việt Nam đến năm 2020, từ nay đến năm 2020 sẽ đưa vào khai thác khoảng 2.400km (không tính quốc lộ 1), xây dựng thay thế 407 cầu yếu trên các tuyến quốc lộ, tổng cộng nhu cầu nguồn vốn cần khoảng 316.400 tỷ đồng.
Bộ Giao thông Vận tải đã và đang chuẩn bị đầu tư 107 dự án nâng cấp, cải tạo một số tuyến quốc lộ, xây dựng thay thế một số cầu với kinh phí khoảng 163.833 tỷ đồng.
Riêng với quốc lộ 1, từ nay đến 2016 hoàn thành mở rộng lên bốn làn xe cho 1.050km từ Hà Nội đến Cần Thơ với kinh phí khoảng 91.000 tỷ đồng, chia thành 18 dự án theo hình thức BOT.
Đối với hệ thống đường cao tốc, đến 2020 sẽ hoàn thành khoảng trên 1.900km, trong đó đến nay đã hoàn thành 150km./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)