Xăng sinh học (E5) đã được lưu thông trên thị trường Việt Nam từ giữa năm 2010 nhưng đến nay loại xăng này vẫn chưa thể đứng vững được trên thị trường.
Theo lý giải của ông Nguyễn Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, việc xăng sinh học tiêu thụ chậm xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế và do thói quen sử dụng xăng từ chế phẩm dầu mỏ nên nhu cầu sử dụng của loại xăng này rất thấp.
Tại buổi họp báo công tác tháng Chín do Bộ Công Thương tổ chức chiều 1/10, ông Cường cho biết, để có một hệ thống phân phối xăng sinh học như của Thái Lan (xây dựng từ 1990) thì ở Việt Nam, cũng cần đầu tư và mất nhiều thời gian.
"Nhưng quan trọng hơn, phải có một cơ sở hạ tầng như kho bể và mạng lưới phân phối riêng cho loại xăng này," ông Cường nói.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cụ thể là PVOil mới triển khai được tại 150 điểm nhưng vẫn chủ yếu là ở những đô thị lớn.
Toàn bộ lượng xăng sinh học E5 trước khi được đưa ra thị trường đều được hợp quy bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học (QCVN 1: 2009/BKHCN).
Do vậy, để nâng cao hơn nữa sản lượng bán xăng E5, trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để người tiêu dùng hiểu biết hơn về lợi ích kinh tế và môi trường của việc sử dụng xăng E5 so với xăng truyền thống.
"Hiện Bộ Công Thương đã trình Chính phủ lộ trình để phát triển xăng sinh học và có thể được phê duyệt trong năm nay. Theo đó, sẽ bắt buộc tiêu thụ xăng sinh học ở một mức độ nhất định tại một số đô thị," ông Cường cho hay.
Liên quan đến dự án Nhà máy sản xuất ethanol của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ở Phú Thọ chậm đi vào hoạt động. Đại diện của Bộ Công Thương cũng cho biết, dự án này PVN đã đầu tư một số vốn rất lớn lên đến 2.000 tỷ đồng.
Đồng thời khẳng định không phải vì dự án xăng sinh học này khiến giá sắn nguyên liệu của người dân trong vùng rớt mạnh và nguyện vọng của PVN rất muốn dự án được đẩy nhanh.
Cũng trong buổi họp báo, ông Đỗ Thanh Lam, Cục phó Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã cho biết, Chi cục quản lý thị trường các địa phương đã phát hiện và xử lý 37 cửa hàng vi phạm trong hai đợt tăng giá xăng dầu vừa qua với số tiền phạt hành chính là 210 triệu đồng, tước giấy phép kinh doanh của 3 cửa hàng.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra do Cục Quản lý thị trường kết hợp với Vụ Thị trường trong nước, lực lượng Công An thành lập cuối tháng 9/2012 cũng phát hiện 5/7 doanh nghiệp (làm tổng đại lý, đại lý) có những vi phạm chủ yếu về kho chứa, làm đại lý cho nhiều đầu mối, cắt giảm thời gian bán hàng.../.
Theo lý giải của ông Nguyễn Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, việc xăng sinh học tiêu thụ chậm xuất phát từ nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế và do thói quen sử dụng xăng từ chế phẩm dầu mỏ nên nhu cầu sử dụng của loại xăng này rất thấp.
Tại buổi họp báo công tác tháng Chín do Bộ Công Thương tổ chức chiều 1/10, ông Cường cho biết, để có một hệ thống phân phối xăng sinh học như của Thái Lan (xây dựng từ 1990) thì ở Việt Nam, cũng cần đầu tư và mất nhiều thời gian.
"Nhưng quan trọng hơn, phải có một cơ sở hạ tầng như kho bể và mạng lưới phân phối riêng cho loại xăng này," ông Cường nói.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cụ thể là PVOil mới triển khai được tại 150 điểm nhưng vẫn chủ yếu là ở những đô thị lớn.
Toàn bộ lượng xăng sinh học E5 trước khi được đưa ra thị trường đều được hợp quy bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học (QCVN 1: 2009/BKHCN).
Do vậy, để nâng cao hơn nữa sản lượng bán xăng E5, trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để người tiêu dùng hiểu biết hơn về lợi ích kinh tế và môi trường của việc sử dụng xăng E5 so với xăng truyền thống.
"Hiện Bộ Công Thương đã trình Chính phủ lộ trình để phát triển xăng sinh học và có thể được phê duyệt trong năm nay. Theo đó, sẽ bắt buộc tiêu thụ xăng sinh học ở một mức độ nhất định tại một số đô thị," ông Cường cho hay.
Liên quan đến dự án Nhà máy sản xuất ethanol của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ở Phú Thọ chậm đi vào hoạt động. Đại diện của Bộ Công Thương cũng cho biết, dự án này PVN đã đầu tư một số vốn rất lớn lên đến 2.000 tỷ đồng.
Đồng thời khẳng định không phải vì dự án xăng sinh học này khiến giá sắn nguyên liệu của người dân trong vùng rớt mạnh và nguyện vọng của PVN rất muốn dự án được đẩy nhanh.
Cũng trong buổi họp báo, ông Đỗ Thanh Lam, Cục phó Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã cho biết, Chi cục quản lý thị trường các địa phương đã phát hiện và xử lý 37 cửa hàng vi phạm trong hai đợt tăng giá xăng dầu vừa qua với số tiền phạt hành chính là 210 triệu đồng, tước giấy phép kinh doanh của 3 cửa hàng.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra do Cục Quản lý thị trường kết hợp với Vụ Thị trường trong nước, lực lượng Công An thành lập cuối tháng 9/2012 cũng phát hiện 5/7 doanh nghiệp (làm tổng đại lý, đại lý) có những vi phạm chủ yếu về kho chứa, làm đại lý cho nhiều đầu mối, cắt giảm thời gian bán hàng.../.
Đức Duy (Vietnam+)