Thêm một cơ quan nữa khẳng định kinh tế Anh đã thoát khỏi suy thoái.
Số liệu chính thức do Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 26/1 cho thấy Anh đã thoát khỏi thời kỳ suy thoái kinh tế, nhưng nợ công có thể cản trở quá trình phục hồi của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh trong quý IV/2009 tăng 0,1%, mặc dù thấp hơn mức dự báo là 0,4% nhưng tỷ lệ tăng trưởng dương trong quý IV đã đánh dấu sự chấm dứt một thời kỳ suy thoái bắt đầu từ quý II/2008, thời kỳ suy thoái kéo dài nhất trong lịch sử nước Anh.
Trước đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh (NIESR) cũng xác nhận Anh đã thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế sâu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay.
Giống nhiều nước phương Tây khác, nợ công của Anh đã tăng lên mức cao kỷ lục, có thể tới 178 tỷ Bảng (288 tỷ USD) trong tài khóa 2009/2010, do chính phủ phải chi nhiều tỷ USD cho các gói kích thích kinh tế và bảo lãnh các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ.
Trong khi đó, Anh vẫn đang phải đối mặt với sức ép chi tiêu của các hộ gia đình, tình trạng thiếu nguồn cung tín dụng, sự eo hẹp về tài chính và thực tế chiều hướng tăng trưởng hiện nay được hỗ trợ bởi các nhân tố tạm thời như là chính sách giảm thuế và trợ giá.
Các nhà phân tích cho rằng tất cả những yếu tố này khiến Anh phải vượt qua một chặng đường dài và khó khăn trước khi đạt tốc độ tăng trưởng như trước thời kỳ suy thoái.
Với việc Anh quay trở lại chiều hướng tăng trưởng kinh tế, Tây Ban Nha trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới còn "sa lầy" trong tình trạng suy thoái.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích nhận định bức tranh kinh tế toàn cầu "chưa có màu hồng". Thậm chí Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên hợp quốc mới đây còn cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kép trong năm nay./.
Số liệu chính thức do Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 26/1 cho thấy Anh đã thoát khỏi thời kỳ suy thoái kinh tế, nhưng nợ công có thể cản trở quá trình phục hồi của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh trong quý IV/2009 tăng 0,1%, mặc dù thấp hơn mức dự báo là 0,4% nhưng tỷ lệ tăng trưởng dương trong quý IV đã đánh dấu sự chấm dứt một thời kỳ suy thoái bắt đầu từ quý II/2008, thời kỳ suy thoái kéo dài nhất trong lịch sử nước Anh.
Trước đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh (NIESR) cũng xác nhận Anh đã thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế sâu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đến nay.
Giống nhiều nước phương Tây khác, nợ công của Anh đã tăng lên mức cao kỷ lục, có thể tới 178 tỷ Bảng (288 tỷ USD) trong tài khóa 2009/2010, do chính phủ phải chi nhiều tỷ USD cho các gói kích thích kinh tế và bảo lãnh các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ.
Trong khi đó, Anh vẫn đang phải đối mặt với sức ép chi tiêu của các hộ gia đình, tình trạng thiếu nguồn cung tín dụng, sự eo hẹp về tài chính và thực tế chiều hướng tăng trưởng hiện nay được hỗ trợ bởi các nhân tố tạm thời như là chính sách giảm thuế và trợ giá.
Các nhà phân tích cho rằng tất cả những yếu tố này khiến Anh phải vượt qua một chặng đường dài và khó khăn trước khi đạt tốc độ tăng trưởng như trước thời kỳ suy thoái.
Với việc Anh quay trở lại chiều hướng tăng trưởng kinh tế, Tây Ban Nha trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới còn "sa lầy" trong tình trạng suy thoái.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích nhận định bức tranh kinh tế toàn cầu "chưa có màu hồng". Thậm chí Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên hợp quốc mới đây còn cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kép trong năm nay./.
(TTXVN/Vietnam+)