Ngày 7/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã có Văn bản số 2041/BTNMT-TCMT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả khắc phục hậu quả vi phạm và giải quyết bồi thường thiệt hại cho nhân dân của Công ty Vedan.
Báo cáo nêu rõ ngày 1/6, Công ty Vedan đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị được hỗ trợ cho nhân dân số tiền 10 tỷ đồng.
Trong khi trước đó, ngày 27/5, Công ty Vedan đã ký biên bản cuộc họp với Viện Môi trường và Tài nguyên thừa nhận số tiền thiệt hại phải bồi thường là hơn 31 tỷ đồng.
Thực tế theo kê khai của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đến ngày 27/5, hơn có 5.000 hộ dân bị thiệt hại do ô nhiễm sông Thị Vải, với số tiền là hơn 1.600 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai khẩn trương thực hiện việc thẩm tra, xác minh thiệt hại của người dân trên địa bàn.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai phải chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan thận trọng trong phát ngôn và ký biên bản khi làm việc với Công ty Vedan; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải quyết vụ việc theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời báo chí ngày 7/6, đáp lại yêu cầu bồi thường thiệt hại cho 839 hộ dân của huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 45,74 tỷ đồng/107 tỷ đồng thiệt hại, đại diện Công ty Vedan Việt Nam cho biết sẽ chỉ hỗ trợ 7 tỷ. Đây là khoản hỗ trợ thiện chí của công ty để có thể giải quyết nhanh việc đền bù cho người dân.
Lý do là trong mấy ngày vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp đăng tải thông tin: "Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai chỉ muốn nhận hỗ trợ của Công ty Vedan Việt Nam 15 tỷ đồng và hiện đang chờ ý kiến chấp thuận của Tỉnh ủy Đồng Nai,” đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp thêm./.
Báo cáo nêu rõ ngày 1/6, Công ty Vedan đã có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị được hỗ trợ cho nhân dân số tiền 10 tỷ đồng.
Trong khi trước đó, ngày 27/5, Công ty Vedan đã ký biên bản cuộc họp với Viện Môi trường và Tài nguyên thừa nhận số tiền thiệt hại phải bồi thường là hơn 31 tỷ đồng.
Thực tế theo kê khai của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đến ngày 27/5, hơn có 5.000 hộ dân bị thiệt hại do ô nhiễm sông Thị Vải, với số tiền là hơn 1.600 tỷ đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai khẩn trương thực hiện việc thẩm tra, xác minh thiệt hại của người dân trên địa bàn.
Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai phải chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan thận trọng trong phát ngôn và ký biên bản khi làm việc với Công ty Vedan; phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường để giải quyết vụ việc theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời báo chí ngày 7/6, đáp lại yêu cầu bồi thường thiệt hại cho 839 hộ dân của huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 45,74 tỷ đồng/107 tỷ đồng thiệt hại, đại diện Công ty Vedan Việt Nam cho biết sẽ chỉ hỗ trợ 7 tỷ. Đây là khoản hỗ trợ thiện chí của công ty để có thể giải quyết nhanh việc đền bù cho người dân.
Lý do là trong mấy ngày vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp đăng tải thông tin: "Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai chỉ muốn nhận hỗ trợ của Công ty Vedan Việt Nam 15 tỷ đồng và hiện đang chờ ý kiến chấp thuận của Tỉnh ủy Đồng Nai,” đã làm cho vụ việc trở nên phức tạp thêm./.
Kim Quy (Vietnam+)