Ngày 15/2, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dự Phiên giải trình của Chính phủ tại Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010.
Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội; các bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ giải trình tại phiên họp và trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn.
Đây là lần đầu tiên, một phiên giải trình của Chính phủ được tổ chức và thực hiện tại Phiên họp của một Ủy ban của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi, Ủy ban đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010 theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Để chuẩn bị cho phiên họp này, Thường trực Ủy ban và Đoàn Giám sát đã khảo sát tại 6 tỉnh, thành phố; xem xét báo cáo của Hội đồng Nhân dân 46 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về vấn đề này.
Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan của Chính phủ để chuẩn bị cho Phiên giải trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp to lớn, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội mà trực tiếp là gia đình, nhà trường, các bậc cha mẹ.
Làm tốt nhiệm vụ này cũng là nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, trường tồn của dân tộc, của đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “Vì lợi ích trăm năm trồng người.”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được, thời gian qua, phải thẳng thắn nhìn nhận, tình tình vi phạm Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn diễn ra nghiêm trọng; việc mua bán, bạo lực xâm hại trẻ em vẫn liên tục xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước.
Chỉ tính riêng trong vòng 3 năm gần đây, trung bình cả nước có khoảng 1.000 vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện hàng năm. Công tác giáo dục trẻ em cũng còn nhiều tồn tại, cần khắc phục, nhất là trong nhà trường, các cơ sở giáo dục.
Để Phiên giải trình diễn ra đạt yêu cầu đề ra, khởi động cho những phiên giải trình tiếp theo trên mọi lĩnh vực, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trên tinh thần đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ý kiến chất vấn và giải trình cần phân tích đúng tình hình. Đặc biệt, cần phân tích, xác định rõ những tồn tại, mặt hạn chế để từ đó, đánh giá đúng nguyên nhân.
Phiên họp cũng cần lưu ý đi sâu phân tích các nguyên nhân chủ quan, trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện, ý thức và tinh thần trách nhiệm của cơ quan tổ chức, gia đình và nhà trường, đoàn thể trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên tinh thần đó, đề xuất các phương hướng giải quyết các tồn tại; xác định cụ thể trách nhiệm của từng nhóm đối tượng trong việc làm tốt hơn công việc có ý nghĩa đặc biệt cao cả này.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu sau phiên họp, các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, tăng cường hơn nữa các hoạt động giám sát, tuyên truyền để không ngừng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Tại cuộc họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh đã trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Theo đó, tình trạng này ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng; không chỉ diễn ra tại các địa điểm công cộng mà ngay ở gia đình, nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung.
Đối tượng gây ra những vụ việc này cũng phức tạp hơn về thành phần, lứa tuổi như người quen, người lạ, người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè trong và ngoài nhà trường, người Việt Nam, người nước ngoài… gây bức xúc trong dư luận.
Các loại xâm hại, bạo lực trẻ em thường thấy gồm xâm hại tính mạng, sức khỏe, tình dục; buôn bán, bắt cóc trẻ em; dụ dỗ chứa chấp trẻ em phạm pháp; bạo lực về thể chất, tinh thần…
Trong 3 năm từ 2008-2010, lực lượng công an đã khởi tố 3.422 vụ với 3.974 đối tượng xâm hại trẻ em; xử lý hành chính 931 vụ với 1.396 đối tượng….
Trong Phiên giải trình, các thành viên của Ủy ban, các chuyên gia đã trao đổi ý kiến phản biện với các bộ, ngành, tập trung làm rõ thực trạng công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Nhiều đại biểu cho rằng công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn nhiều yếu kém, theo đó, chưa phân định rõ trách nhiệm rõ ràng trong quá trình chỉ đạo, triển khai công việc.
Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng còn nhiều khó khăn. Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và loại hình.
Công tác truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn chưa hiệu quả. Việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em còn nhiều khó khăn và chưa đồng bộ. Trong khi đó, nguồn lực làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra về lĩnh vực này của một số cơ quan Nhà nước và các cấp chính quyền chưa thường xuyên. Việc đầu tư khu vui chơi giải trí cho trẻ em chưa được các địa phương thực hiện tốt; cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục nhất là mầm non còn sơ sài, hạn chế…
Lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị các bộ, ngành hữu quan sớm rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nghiên cứu xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em; đưa mục tiêu “bảo vệ trẻ em” vào Chiến lược phát triển ngành đến năm 2015. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2012-2020 và Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015. Hơn nữa, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương bố trí mỗi huyện, thị, xã phường tối thiểu phải có một cán bộ chuyên trách làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và có cơ chế, chính sách phù hợp trong thời gian tới./.
Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội; các bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia. Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ giải trình tại phiên họp và trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn.
Đây là lần đầu tiên, một phiên giải trình của Chính phủ được tổ chức và thực hiện tại Phiên họp của một Ủy ban của Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi, Ủy ban đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2008-2010 theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Để chuẩn bị cho phiên họp này, Thường trực Ủy ban và Đoàn Giám sát đã khảo sát tại 6 tỉnh, thành phố; xem xét báo cáo của Hội đồng Nhân dân 46 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về vấn đề này.
Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan của Chính phủ để chuẩn bị cho Phiên giải trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là sự nghiệp to lớn, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội mà trực tiếp là gia đình, nhà trường, các bậc cha mẹ.
Làm tốt nhiệm vụ này cũng là nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, trường tồn của dân tộc, của đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “Vì lợi ích trăm năm trồng người.”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được, thời gian qua, phải thẳng thắn nhìn nhận, tình tình vi phạm Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn diễn ra nghiêm trọng; việc mua bán, bạo lực xâm hại trẻ em vẫn liên tục xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước.
Chỉ tính riêng trong vòng 3 năm gần đây, trung bình cả nước có khoảng 1.000 vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện hàng năm. Công tác giáo dục trẻ em cũng còn nhiều tồn tại, cần khắc phục, nhất là trong nhà trường, các cơ sở giáo dục.
Để Phiên giải trình diễn ra đạt yêu cầu đề ra, khởi động cho những phiên giải trình tiếp theo trên mọi lĩnh vực, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trên tinh thần đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ý kiến chất vấn và giải trình cần phân tích đúng tình hình. Đặc biệt, cần phân tích, xác định rõ những tồn tại, mặt hạn chế để từ đó, đánh giá đúng nguyên nhân.
Phiên họp cũng cần lưu ý đi sâu phân tích các nguyên nhân chủ quan, trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện, ý thức và tinh thần trách nhiệm của cơ quan tổ chức, gia đình và nhà trường, đoàn thể trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên tinh thần đó, đề xuất các phương hướng giải quyết các tồn tại; xác định cụ thể trách nhiệm của từng nhóm đối tượng trong việc làm tốt hơn công việc có ý nghĩa đặc biệt cao cả này.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu sau phiên họp, các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, tăng cường hơn nữa các hoạt động giám sát, tuyên truyền để không ngừng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Tại cuộc họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh đã trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Theo đó, tình trạng này ở Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng; không chỉ diễn ra tại các địa điểm công cộng mà ngay ở gia đình, nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung.
Đối tượng gây ra những vụ việc này cũng phức tạp hơn về thành phần, lứa tuổi như người quen, người lạ, người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè trong và ngoài nhà trường, người Việt Nam, người nước ngoài… gây bức xúc trong dư luận.
Các loại xâm hại, bạo lực trẻ em thường thấy gồm xâm hại tính mạng, sức khỏe, tình dục; buôn bán, bắt cóc trẻ em; dụ dỗ chứa chấp trẻ em phạm pháp; bạo lực về thể chất, tinh thần…
Trong 3 năm từ 2008-2010, lực lượng công an đã khởi tố 3.422 vụ với 3.974 đối tượng xâm hại trẻ em; xử lý hành chính 931 vụ với 1.396 đối tượng….
Trong Phiên giải trình, các thành viên của Ủy ban, các chuyên gia đã trao đổi ý kiến phản biện với các bộ, ngành, tập trung làm rõ thực trạng công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Nhiều đại biểu cho rằng công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn nhiều yếu kém, theo đó, chưa phân định rõ trách nhiệm rõ ràng trong quá trình chỉ đạo, triển khai công việc.
Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng còn nhiều khó khăn. Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và loại hình.
Công tác truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em còn chưa hiệu quả. Việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em còn nhiều khó khăn và chưa đồng bộ. Trong khi đó, nguồn lực làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra về lĩnh vực này của một số cơ quan Nhà nước và các cấp chính quyền chưa thường xuyên. Việc đầu tư khu vui chơi giải trí cho trẻ em chưa được các địa phương thực hiện tốt; cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục nhất là mầm non còn sơ sài, hạn chế…
Lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị các bộ, ngành hữu quan sớm rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nghiên cứu xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em; đưa mục tiêu “bảo vệ trẻ em” vào Chiến lược phát triển ngành đến năm 2015. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về trẻ em giai đoạn 2012-2020 và Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015. Hơn nữa, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương bố trí mỗi huyện, thị, xã phường tối thiểu phải có một cán bộ chuyên trách làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và có cơ chế, chính sách phù hợp trong thời gian tới./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)