Ngày 24/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp thân mật cácnhà khoa học quốc tế nhân dịp tham dự Hội nghị khoa học vật lý “Gặp gỡ Việt Nam”được tổ chức từ 28/7-17/8 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thay mặt các nhà khoa học, Giáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Namtại Pháp cảm ơn các Bộ, ngành Việt Nam đã tạo điều kiện cho thành công của "Gặpgỡ Việt Nam" 2013.
Giáo sư cho rằng, "Gặp gỡ Việt Nam” được tổ chức là việc làm hết sức ý nghĩanhằm chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội giao lưu, nghiên cứu cho các nhà vật lýViệt Nam. Nhân hội nghị này, nhiều nhà khoa học quốc tế từng đoạt giải Nobeltới Việt Nam đã tham gia giao lưu với học sinh, sinh viên tại các thành phố HàNội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, trao hàng trăm học bổng cho các sinh viên vượtkhó học giỏi ở nhiều địa phương; dự khánh thành Trung tâm Khoa học và Giáo dụcliên ngành quốc tế.
Các hoạt động này đã mở ra tầm nhìn mới trong nghiên cứukhoa học với các sinh viên Việt Nam, đồng thời cũng là dịp để các nhà khoa họcquốc tế thêm hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Tiếp lời Giáo sư Trần Thanh Vân, các nhà khoa học bày tỏ tình cảm yêu mến đấtnước con người Việt Nam trong lần được đến thăm quốc gia thanh bình, mến khách.Các nhà khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu lĩnh vực khoa họccơ bản, mong muốn hàng năm Việt Nam tổ chức 4-5 hội nghị khoa học quốc tế vớisự tham gia của các giáo sư hàng đầu, thành lập các Trung tâm nghiên cứu khoahọc xuất sắc. Các nhà khoa học quốc tế cũng cho biết, để bắt kịp với thế giới,Việt Nam cần tập trung nhiều hơn nữa cho khoa học cơ bản, từ đó tạo ra những giátrị mới, sản phẩm trong phát triển đất nước.
Các nhà khoa học đánh giá, họcsinh, sinh viên Việt Nam có nhiệt huyết, Nhà nước cần tạo cơ hội, khuyến khíchthế hệ trẻ theo đuổi nghiên cứu khoa học. Các giáo sư cũng đề nghị cần có chínhsách tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà khoa học trẻ phát huy năng lực của mình,sẵn sàng cống hiến, chinh phục đỉnh cao khoa học, qua đó sẽ góp phần thúc đẩynền khoa học của Việt Nam.
Nói chuyện với các nhà khoa học, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được gặp gỡ cácgiáo sư, các nhà khoa học quốc tế và đánh giá cao sáng kiến tổ chức "Gặp gỡ ViệtNam." Thay mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch nước cảm ơn sự quan tâm củacác nhà khoa học quốc tế đối với khoa học nói riêng và sự phát triển nền khoahọc Việt Nam nói chung.
Đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, chân tìnhđể khoa học Việt Nam phát triển, Chủ tịch nước khẳng định: Bất cứ quốc gia nàothoát ra khỏi chiến tranh đều mong muốn sớm có sự phát triển bằng nhiều cách,trong đó có đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Mặc dù đã cố gắng nhiềunhưng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: Nhànước Việt Nam luôn xác định khoa học giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn có cácchính sách tạo điều kiện cho các nhà khoa học cống hiến. Chủ tịch nước đề nghịcác bộ, ngành ghi nhận những kiến nghị của các nhà khoa học và có cách giảiquyết tích cực.
Mong muốn ngày càng có nhiều nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam, Chủ tịch nướctin tưởng rằng, với những hoạt động của "Gặp gỡ Việt Nam," sự ủng hộ nhiệt tâmcủa đông đảo các nhà khoa học quốc tế, nền khoa học Việt Nam sẽ thêm điều kiệnđể phát triển mạnh mẽ./.
Thay mặt các nhà khoa học, Giáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Namtại Pháp cảm ơn các Bộ, ngành Việt Nam đã tạo điều kiện cho thành công của "Gặpgỡ Việt Nam" 2013.
Giáo sư cho rằng, "Gặp gỡ Việt Nam” được tổ chức là việc làm hết sức ý nghĩanhằm chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội giao lưu, nghiên cứu cho các nhà vật lýViệt Nam. Nhân hội nghị này, nhiều nhà khoa học quốc tế từng đoạt giải Nobeltới Việt Nam đã tham gia giao lưu với học sinh, sinh viên tại các thành phố HàNội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, trao hàng trăm học bổng cho các sinh viên vượtkhó học giỏi ở nhiều địa phương; dự khánh thành Trung tâm Khoa học và Giáo dụcliên ngành quốc tế.
Các hoạt động này đã mở ra tầm nhìn mới trong nghiên cứukhoa học với các sinh viên Việt Nam, đồng thời cũng là dịp để các nhà khoa họcquốc tế thêm hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.
Tiếp lời Giáo sư Trần Thanh Vân, các nhà khoa học bày tỏ tình cảm yêu mến đấtnước con người Việt Nam trong lần được đến thăm quốc gia thanh bình, mến khách.Các nhà khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu lĩnh vực khoa họccơ bản, mong muốn hàng năm Việt Nam tổ chức 4-5 hội nghị khoa học quốc tế vớisự tham gia của các giáo sư hàng đầu, thành lập các Trung tâm nghiên cứu khoahọc xuất sắc. Các nhà khoa học quốc tế cũng cho biết, để bắt kịp với thế giới,Việt Nam cần tập trung nhiều hơn nữa cho khoa học cơ bản, từ đó tạo ra những giátrị mới, sản phẩm trong phát triển đất nước.
Các nhà khoa học đánh giá, họcsinh, sinh viên Việt Nam có nhiệt huyết, Nhà nước cần tạo cơ hội, khuyến khíchthế hệ trẻ theo đuổi nghiên cứu khoa học. Các giáo sư cũng đề nghị cần có chínhsách tạo điều kiện hơn nữa cho các nhà khoa học trẻ phát huy năng lực của mình,sẵn sàng cống hiến, chinh phục đỉnh cao khoa học, qua đó sẽ góp phần thúc đẩynền khoa học của Việt Nam.
Nói chuyện với các nhà khoa học, Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng được gặp gỡ cácgiáo sư, các nhà khoa học quốc tế và đánh giá cao sáng kiến tổ chức "Gặp gỡ ViệtNam." Thay mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch nước cảm ơn sự quan tâm củacác nhà khoa học quốc tế đối với khoa học nói riêng và sự phát triển nền khoahọc Việt Nam nói chung.
Đánh giá cao những ý kiến đóng góp thẳng thắn, chân tìnhđể khoa học Việt Nam phát triển, Chủ tịch nước khẳng định: Bất cứ quốc gia nàothoát ra khỏi chiến tranh đều mong muốn sớm có sự phát triển bằng nhiều cách,trong đó có đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Mặc dù đã cố gắng nhiềunhưng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: Nhànước Việt Nam luôn xác định khoa học giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn có cácchính sách tạo điều kiện cho các nhà khoa học cống hiến. Chủ tịch nước đề nghịcác bộ, ngành ghi nhận những kiến nghị của các nhà khoa học và có cách giảiquyết tích cực.
Mong muốn ngày càng có nhiều nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam, Chủ tịch nướctin tưởng rằng, với những hoạt động của "Gặp gỡ Việt Nam," sự ủng hộ nhiệt tâmcủa đông đảo các nhà khoa học quốc tế, nền khoa học Việt Nam sẽ thêm điều kiệnđể phát triển mạnh mẽ./.
Hoàng Giang (TTXVN)