Tình trạng sụt lún đất tại xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) ngày càng diễn biến phức tạp khiến gần trăm hộ phải di dời ra khỏi vùng nguy hiểm.
Sau gần 2 tháng gấp rút điều tra, khảo sát hiện trạng điều kiện địa chất, ông Vũ Văn Thủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ cho biết tình trạng sụt lún đất tại xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba đã có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng.
Đây là dự án do Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ phối hợp với Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển khai.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khoan 14 mũi thăm dò địa chất, 1 mũi thủy văn, đào 25 hố, thăm dò 300 điểm đo sâu điện… trên diện tích 32km2 trong khu vực Đồng Xuân (thị trấn Thanh Ba) và các xã Ninh Dân, Yên Nội, Trí Tiên. Qua đó đã xác định được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún đất tại Ninh Dân trong thời gian qua là do yếu tố tự nhiên gây ra.
Vì địa chất ở đây có địa hình trùng bằng phẳng ven đồi lại chịu tác động mạnh của dòng chảy mặt và nước, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Mặt khác, khu vực này có nền đá vôi carbonat phân bố rộng, nằm chìm dưới đất.
Khi có hoạt động của các đứt gẫy đã tạo cho tầng đá vôi bị dập vỡ mạnh là điều kiện thuận lợi cho quá trình phong hóa hóa học phát triển hình thành nên các hang karst ngầm dưới mặt đất. Quá trình vận động của nước do thấm từ trên xuống, ngấm xuống các khe nứt gây ra hiện tượng sụt lún đất.
Cũng theo kết luận này, còn một nguyên nhân khác tác động gây sụt lún cục bộ tại Ninh Dân là tình trạng khai thác mỏ, đào ao, đào giếng lấy nước sinh hoạt tại các hộ gia đình... đã làm đẩy nhanh quá trình xói ngầm trong các khe nứt, các hang hốc karst kéo theo hiện tượng lún sụt đất khi có biến động đột ngột của nước mưa.
Qua khảo sát thực địa, các nhà nghiên cứu cho biết tại khu tái định cư số 2 hiện nay mức độ phong hóa, hang hốc không đồng đều, việc xây dựng các công trình vẫn phải tính toán khả năng chịu tải của từng lô móng nhà; đặc biệt tại những vị trí có nguy cơ sụt lún cần áp dụng biện pháp khoan phụt cọc làm gia tăng kết cấu nền đất yếu.
Tại khu vực Trường mầm non xã Ninh Dân hiện lớp đất rất yếu, có nhiều hang hốc karst nguy hiểm có thể sụt lún bất cứ lúc nào, cần di dời ngay đến khu vực mới, trước mắt cần có giải pháp đảm bảo an toàn cho các cháu và giáo viên.
Còn khu tái định cư số 3 (khu Rừng Hu), tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch địa chất phức tạp, đá vôi phong hóa mạnh, có nhiều hang hốc... do vậy không thể bố trí làm khu tái định cư. Đối với khu quy hoạch dân cư cho 400 hộ dân, qua khoan thăm dò địa chất rất tốt, có khả năng chịu lực có thể bố trí làm khu tái định cư mới…
Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn xã Ninh Dân đã xuất hiện khoảng 40 hố sụt (trong đó có 7 hố nằm trong đất thổ cư của nhà dân, 3 hố nằm trên đường giao thông, 30 hố nằm trong đất ruộng và đất canh tác hoa màu của người dân).
Các hố sụt, lún có đường kính trung bình từ 5-9m, độ sâu từ 3-7m. Hiện vẫn còn hơn 100 ngôi nhà của người dân gần khu vực này bị nghiêng, nứt tường nhà, trong đó có trường mầm non mới xây hai tầng kiên cố cũng bị nứt tường, sụt lún phòng, lớp học cần di dời gấp.
Dự kiến để di chuyển và xây dựng Trường mầm non xã Ninh Dân, xây dựng khu tái định cư số 3 và di chuyển 400 hộ dân đến khu tái định cư cần tới 275 tỷ đồng…/.
Sau gần 2 tháng gấp rút điều tra, khảo sát hiện trạng điều kiện địa chất, ông Vũ Văn Thủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ cho biết tình trạng sụt lún đất tại xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba đã có kết luận chính thức từ phía các cơ quan chức năng.
Đây là dự án do Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ phối hợp với Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển khai.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khoan 14 mũi thăm dò địa chất, 1 mũi thủy văn, đào 25 hố, thăm dò 300 điểm đo sâu điện… trên diện tích 32km2 trong khu vực Đồng Xuân (thị trấn Thanh Ba) và các xã Ninh Dân, Yên Nội, Trí Tiên. Qua đó đã xác định được nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún đất tại Ninh Dân trong thời gian qua là do yếu tố tự nhiên gây ra.
Vì địa chất ở đây có địa hình trùng bằng phẳng ven đồi lại chịu tác động mạnh của dòng chảy mặt và nước, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Mặt khác, khu vực này có nền đá vôi carbonat phân bố rộng, nằm chìm dưới đất.
Khi có hoạt động của các đứt gẫy đã tạo cho tầng đá vôi bị dập vỡ mạnh là điều kiện thuận lợi cho quá trình phong hóa hóa học phát triển hình thành nên các hang karst ngầm dưới mặt đất. Quá trình vận động của nước do thấm từ trên xuống, ngấm xuống các khe nứt gây ra hiện tượng sụt lún đất.
Cũng theo kết luận này, còn một nguyên nhân khác tác động gây sụt lún cục bộ tại Ninh Dân là tình trạng khai thác mỏ, đào ao, đào giếng lấy nước sinh hoạt tại các hộ gia đình... đã làm đẩy nhanh quá trình xói ngầm trong các khe nứt, các hang hốc karst kéo theo hiện tượng lún sụt đất khi có biến động đột ngột của nước mưa.
Qua khảo sát thực địa, các nhà nghiên cứu cho biết tại khu tái định cư số 2 hiện nay mức độ phong hóa, hang hốc không đồng đều, việc xây dựng các công trình vẫn phải tính toán khả năng chịu tải của từng lô móng nhà; đặc biệt tại những vị trí có nguy cơ sụt lún cần áp dụng biện pháp khoan phụt cọc làm gia tăng kết cấu nền đất yếu.
Tại khu vực Trường mầm non xã Ninh Dân hiện lớp đất rất yếu, có nhiều hang hốc karst nguy hiểm có thể sụt lún bất cứ lúc nào, cần di dời ngay đến khu vực mới, trước mắt cần có giải pháp đảm bảo an toàn cho các cháu và giáo viên.
Còn khu tái định cư số 3 (khu Rừng Hu), tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch địa chất phức tạp, đá vôi phong hóa mạnh, có nhiều hang hốc... do vậy không thể bố trí làm khu tái định cư. Đối với khu quy hoạch dân cư cho 400 hộ dân, qua khoan thăm dò địa chất rất tốt, có khả năng chịu lực có thể bố trí làm khu tái định cư mới…
Theo báo cáo, đến nay trên địa bàn xã Ninh Dân đã xuất hiện khoảng 40 hố sụt (trong đó có 7 hố nằm trong đất thổ cư của nhà dân, 3 hố nằm trên đường giao thông, 30 hố nằm trong đất ruộng và đất canh tác hoa màu của người dân).
Các hố sụt, lún có đường kính trung bình từ 5-9m, độ sâu từ 3-7m. Hiện vẫn còn hơn 100 ngôi nhà của người dân gần khu vực này bị nghiêng, nứt tường nhà, trong đó có trường mầm non mới xây hai tầng kiên cố cũng bị nứt tường, sụt lún phòng, lớp học cần di dời gấp.
Dự kiến để di chuyển và xây dựng Trường mầm non xã Ninh Dân, xây dựng khu tái định cư số 3 và di chuyển 400 hộ dân đến khu tái định cư cần tới 275 tỷ đồng…/.
Lâm Đào An (TTXVN)