Chỉ mới cách đây một tuần, những bè cá trên sông Rạng, xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sắp đến thời kỳ thu hoạch đang hứa hẹn đem lại cho người nuôi cá trên con sông này một khoản tiền lớn.
Nhưng chỉ trong hai ngày cuối cùng của tháng Năm, hàng trăm tấn cá của các hộ nuôi ở đây bất ngờ chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.
Sáng 1/6, không khí nhộn nhịp chăn nuôi cá thường ngày trên các bè cá của con sông này đã không còn. Thay vào đó là cảnh những người làm công đang nặng nề kéo lưới từ mỗi lồng cá lên thu gom nốt số cá chết và giặt lưới đem phơi.
Anh Nguyễn Văn Hoàng (thôn 2, Long Sơn), một trong những người bị thiệt hại nặng nề nhất, còn chưa hết bàng hoàng cho biết cá chết quá nhanh khiến anh không kịp trở tay. Toàn bộ 40 lồng cá của anh thả nuôi những loại cá có giá trị cao như mú, bớp, chẽm, chim đang rất khỏe mạnh và sẽ cho thu hoạch trong khoảng 1 tháng nữa bỗng dưng lở loét khắp mình rồi chết.
Theo ước tính, với thời gian thả nuôi được 8 tháng, thì sản lượng từ 40 lồng cá của anh sẽ đạt trên 30 tấn, cộng với hơn 160.000 con cá giống, anh Hoàng đã mất trắng tới 10 tỷ đồng.
Tương tự, bà Lê Thị Kim Cúc, dù có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi cá bè ở khu vực này khi phát hiện cá có biểu hiện yếu, liên tục trồi mặt nước ngớp, bà liền bơm hỗ trợ khí ôxy vào bè nhưng cũng không cải thiện được tình hình. Hàng chục tấn cá của bà đã chết sạch trong hai ngày, thiệt hại ngót 10 tỷ đồng.
Còn anh Phạm Văn Hoà, một hộ nuôi nhỏ lẻ với bốn lồng đang thả nuôi 1.500 con tôm kẹt và 300 con cá mú cũng không thoát cảnh tôm, cá bị chết, thiệt hại gần 100 triệu đồng.
Nghi ngờ sông bị ô nhiễm từ mấy nhà máy chế biến hải sản gần đó thải ra, một số hộ như hộ ông Hoàng Anh Duyệt, ông Lương Văn Hà, ông Lý Bửu Hồi, Lê Văn Lợi đã dời bè cá ra gần cửa biển hoặc sang sông Rạch Chanh ở gần đó nên đã may mắn cứu được số cá còn lại.
Điển hình là hộ ông Hoàng Anh Duyệt di chuyển được 50 lồng cá ra gần cửa biển, cứu được mấy chục tấn cá. Hiện số cá này đã phục hồi và ăn mồi trở lại. Tuy nhiên, với 2.000 con cá bớp, gần 2 tấn cá chim và cá chẽm bị chết đã làm ông Duyệt thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Theo những người nuôi cá có kinh nghiệm ở đây nhận định, tình trạng tôm, cá chết hàng loạt và rất nhanh ở sông Rạng mấy ngày qua là do bị ngộ độc nguồn nước ô nhiễm bởi nếu bị bệnh ký sinh trùng thì cá chết rải rác vài con, nếu bị bệnh do vi khuẩn thì chết dần trong thời gian dài.
Những người nuôi ở đây đều nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm trên sông Rạng đều xuất phát từ khu chế biến hải sản Tân Hải ở gần đó nhưng không thể đưa ra chứng cứ.
Mặc dù cá chết hàng loạt ảnh hưởng nặng nề đến người nuôi trên sông Rạng nhưng các hộ nuôi này cho biết mấy hôm nay vẫn không hề có bóng dáng cơ quan chức đến đánh giá tình hình, lấy mẫu nước đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân giúp người nuôi./.
Nhưng chỉ trong hai ngày cuối cùng của tháng Năm, hàng trăm tấn cá của các hộ nuôi ở đây bất ngờ chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.
Sáng 1/6, không khí nhộn nhịp chăn nuôi cá thường ngày trên các bè cá của con sông này đã không còn. Thay vào đó là cảnh những người làm công đang nặng nề kéo lưới từ mỗi lồng cá lên thu gom nốt số cá chết và giặt lưới đem phơi.
Anh Nguyễn Văn Hoàng (thôn 2, Long Sơn), một trong những người bị thiệt hại nặng nề nhất, còn chưa hết bàng hoàng cho biết cá chết quá nhanh khiến anh không kịp trở tay. Toàn bộ 40 lồng cá của anh thả nuôi những loại cá có giá trị cao như mú, bớp, chẽm, chim đang rất khỏe mạnh và sẽ cho thu hoạch trong khoảng 1 tháng nữa bỗng dưng lở loét khắp mình rồi chết.
Theo ước tính, với thời gian thả nuôi được 8 tháng, thì sản lượng từ 40 lồng cá của anh sẽ đạt trên 30 tấn, cộng với hơn 160.000 con cá giống, anh Hoàng đã mất trắng tới 10 tỷ đồng.
Tương tự, bà Lê Thị Kim Cúc, dù có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi cá bè ở khu vực này khi phát hiện cá có biểu hiện yếu, liên tục trồi mặt nước ngớp, bà liền bơm hỗ trợ khí ôxy vào bè nhưng cũng không cải thiện được tình hình. Hàng chục tấn cá của bà đã chết sạch trong hai ngày, thiệt hại ngót 10 tỷ đồng.
Còn anh Phạm Văn Hoà, một hộ nuôi nhỏ lẻ với bốn lồng đang thả nuôi 1.500 con tôm kẹt và 300 con cá mú cũng không thoát cảnh tôm, cá bị chết, thiệt hại gần 100 triệu đồng.
Nghi ngờ sông bị ô nhiễm từ mấy nhà máy chế biến hải sản gần đó thải ra, một số hộ như hộ ông Hoàng Anh Duyệt, ông Lương Văn Hà, ông Lý Bửu Hồi, Lê Văn Lợi đã dời bè cá ra gần cửa biển hoặc sang sông Rạch Chanh ở gần đó nên đã may mắn cứu được số cá còn lại.
Điển hình là hộ ông Hoàng Anh Duyệt di chuyển được 50 lồng cá ra gần cửa biển, cứu được mấy chục tấn cá. Hiện số cá này đã phục hồi và ăn mồi trở lại. Tuy nhiên, với 2.000 con cá bớp, gần 2 tấn cá chim và cá chẽm bị chết đã làm ông Duyệt thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Theo những người nuôi cá có kinh nghiệm ở đây nhận định, tình trạng tôm, cá chết hàng loạt và rất nhanh ở sông Rạng mấy ngày qua là do bị ngộ độc nguồn nước ô nhiễm bởi nếu bị bệnh ký sinh trùng thì cá chết rải rác vài con, nếu bị bệnh do vi khuẩn thì chết dần trong thời gian dài.
Những người nuôi ở đây đều nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm trên sông Rạng đều xuất phát từ khu chế biến hải sản Tân Hải ở gần đó nhưng không thể đưa ra chứng cứ.
Mặc dù cá chết hàng loạt ảnh hưởng nặng nề đến người nuôi trên sông Rạng nhưng các hộ nuôi này cho biết mấy hôm nay vẫn không hề có bóng dáng cơ quan chức đến đánh giá tình hình, lấy mẫu nước đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân giúp người nuôi./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN)