Tổng cục Thủy sản thông báo bắt đầu từ ngày 17/12, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã chính thức đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ và khuyên người tiêu dùng toàn cầu nên mua cá tra Việt Nam.
Thông tin trên được Tổng cục Thủy sản đưa ra ngày 17/2, tại buổi ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác lâu dài nhằm đưa cá tra Việt Nam đạt chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu (ASC), giữa Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và WWF.
Theo biên bản ghi nhớ, trách nhiệm của WWF là phát triển thị trường toàn cầu đối với sản phẩm cá tra Việt Nam đã được công nhận ASC với giá cao hơn. Tất cả những công việc chuẩn bị sẽ được hoàn thành trong sáu tháng đầu năm 2011, bao gồm các hoạt động tổ chức hội thảo, tập huấn cho người nuôi, người chế biến... nhằm tạo nên sự đồng thuận của cộng đồng trong việc áp dụng ASC.
Các bên cũng đã hình thành các chương trình hỗ trợ, trong đó, WWF sẽ có trách nhiệm tìm tất cả các nguồn hỗ trợ cho Việt Nam trong việc chứng nhận ASC.
Tổng cục Thủy sản và WWF cũng đã đặt ra các chỉ tiêu cho từng giai đoạn khác nhau và những chỉ tiêu này trùng khớp với mục tiêu quốc gia về phát triển cá tra của Việt Nam. Cụ thể, trong hai năm 2011-2012, Việt Nam phấn đấu đạt 25% lượng cá tra xuất khẩu đạt bất cứ một tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 10% được chứng nhận ASC. Đến 2015, 100% cá tra xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 50% được chứng nhận ASC.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 650.000 tấn cá tra. Trong 5 năm tới lượng cá tra xuất khẩu sẽ đạt khoảng 800.000 tấn và như thế có đến 400.000 tấn đạt chứng chỉ ASC, giá bán sẽ cao hơn rất nhiều./.
Thông tin trên được Tổng cục Thủy sản đưa ra ngày 17/2, tại buổi ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác lâu dài nhằm đưa cá tra Việt Nam đạt chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu (ASC), giữa Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và WWF.
Theo biên bản ghi nhớ, trách nhiệm của WWF là phát triển thị trường toàn cầu đối với sản phẩm cá tra Việt Nam đã được công nhận ASC với giá cao hơn. Tất cả những công việc chuẩn bị sẽ được hoàn thành trong sáu tháng đầu năm 2011, bao gồm các hoạt động tổ chức hội thảo, tập huấn cho người nuôi, người chế biến... nhằm tạo nên sự đồng thuận của cộng đồng trong việc áp dụng ASC.
Các bên cũng đã hình thành các chương trình hỗ trợ, trong đó, WWF sẽ có trách nhiệm tìm tất cả các nguồn hỗ trợ cho Việt Nam trong việc chứng nhận ASC.
Tổng cục Thủy sản và WWF cũng đã đặt ra các chỉ tiêu cho từng giai đoạn khác nhau và những chỉ tiêu này trùng khớp với mục tiêu quốc gia về phát triển cá tra của Việt Nam. Cụ thể, trong hai năm 2011-2012, Việt Nam phấn đấu đạt 25% lượng cá tra xuất khẩu đạt bất cứ một tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 10% được chứng nhận ASC. Đến 2015, 100% cá tra xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 50% được chứng nhận ASC.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 650.000 tấn cá tra. Trong 5 năm tới lượng cá tra xuất khẩu sẽ đạt khoảng 800.000 tấn và như thế có đến 400.000 tấn đạt chứng chỉ ASC, giá bán sẽ cao hơn rất nhiều./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)