Trung Quốc và Mỹ không thể giải quyết các tranh chấp thương mại nếu không có trọng tài.
Bởi vậy, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thành lập nhóm chuyên viên để nghiên cứu đơn khiếu nại mới đây của Washington cáo buộc Bắc Kinh áp dụng thuế bổ sung đối với các loại xe hơi Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc.
Trước đó, cũng theo yêu cầu của Mỹ, các nhóm trọng tài của WTO phải xem xét đơn khiếu nại cáo buộc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm và pin năng lượng Mặt trời.
Năm 2011, Trung Quốc đã cho phép bán trên thị trường nội địa các loại ôtô hạng sang sản xuất tại Mỹ.
Các đại lý của Trung Quốc đã nhập khẩu số ôtô từ Mỹ có trị giá khoảng 3 tỷ USD, bao gồm các dòng xe của General Motors và Chrysler.
Nhưng, các dòng xe đó đã bị đánh thuế nhập khẩu 21,5% thay cho 2% như thường lệ. Bắc Kinh giải thích rằng, sản phẩm này đã bán phá giá trên thị trường Trung Quốc.
Để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, Trung Quốc đã tăng mức thuế nhập khẩu. Bắc Kinh cho rằng đây là phản ứng đối xứng với phía Mỹ, vì họ đã bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước.
Trong nửa năm trở lại đây, Mỹ đã tìm cách buộc Trung Quốc bãi bỏ thuế chống bán phá giá, song các cuộc thương lượng đã thất bại.
Diễn biến tình hình lâm vào chỗ bế tắc. Chuyên gia Oleg Osipov, Tổng biên tập của tờ báo "Avtoizvestiya" nói: “Cả hai bên đều có cơ sở để đưa đơn khiếu nại.
Cả Mỹ và Trung Quốc đã vi phạm điều kiện của WTO. Theo quy tắc của tổ chức quốc tế này, không được áp dụng thuế bổ sung về dòng xe nhập khẩu.
Mặt khác, theo tôi, trên thực tế, những chiếc xe Mỹ được bán ở Trung Quốc đã được sản xuất với sự trợ giúp của nhà nước.
Những năm trước đây, chính quyền Mỹ đã giành sự hỗ trợ đáng kể cho các tập đoàn sản xuất ôtô. Điều đó đã giúp cho General Motors và Chrysler trong hoạt động xuất khẩu sang nước ngoài. Bởi vậy WTO cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề này”.
Trung Quốc bắt đầu áp thuế chống bán phá giá xe ôtô của Mỹ để đáp trả hành động của Mỹ nhằm hạn chế nhập khẩu lốp xe và pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc.
Các cơ sở sản xuất tại Mỹ đã yêu cầu áp dụng quy định hải quan cứng rắn để bảo vệ họ khỏi sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc, vì nếu không các nhà máy của họ sẽ bị đóng cửa và các nhân viên sẽ mất việc làm.
Kết quả là, một năm trước đây, Mỹ đã nâng thuế nhập khẩu lốp xe từ Trung Quốc lên 35%. Hiện nhóm chuyên gia WTO đang thanh tra vấn đề pin năng lượng Mặt Trời từ Trung Quốc, cũng như xe ôtô từ Mỹ.
Theo chuyên gia Vladislav Belov từ Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, diễn biến tình hình rất giống ván cờ: “Mỹ đứng đầu trên thế giới về số đơn khiếu nại lên WTO cũng như về thu thập các bằng chứng. Nhưng, như chúng ta thấy, Trung Quốc đang bảo vệ rất tốt. Trong ván cờ này, mỗi bên đều cố gắng giành chiến thắng, hoặc ít nhất có tỷ số hòa. Ít nhất là, các bằng chứng của Trung Quốc không thua kém gì so với các luận cứ của Mỹ. Chúng tôi sẽ theo dõi diễn biến tình hình trong ván cờ này mà kết quả không thể đoán trước.”
Trong khi đó cả hai ứng cử viên tổng thống - Barack Obama, và Mitt Romney - đều hứa rằng, Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải "chơi theo luật."
Còn Trung Quốc thì không bao giờ đồng ý chơi theo quy tắc của Mỹ. Và người Mỹ không chấp nhận quy tắc nào khác. Có nghĩa là, mỗi vụ tranh chấp mới đưa Mỹ và Trung Quốc đều kéo hai nước đến gần cuộc chiến thương mại./.
Bởi vậy, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã thành lập nhóm chuyên viên để nghiên cứu đơn khiếu nại mới đây của Washington cáo buộc Bắc Kinh áp dụng thuế bổ sung đối với các loại xe hơi Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc.
Trước đó, cũng theo yêu cầu của Mỹ, các nhóm trọng tài của WTO phải xem xét đơn khiếu nại cáo buộc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại đất hiếm và pin năng lượng Mặt trời.
Năm 2011, Trung Quốc đã cho phép bán trên thị trường nội địa các loại ôtô hạng sang sản xuất tại Mỹ.
Các đại lý của Trung Quốc đã nhập khẩu số ôtô từ Mỹ có trị giá khoảng 3 tỷ USD, bao gồm các dòng xe của General Motors và Chrysler.
Nhưng, các dòng xe đó đã bị đánh thuế nhập khẩu 21,5% thay cho 2% như thường lệ. Bắc Kinh giải thích rằng, sản phẩm này đã bán phá giá trên thị trường Trung Quốc.
Để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, Trung Quốc đã tăng mức thuế nhập khẩu. Bắc Kinh cho rằng đây là phản ứng đối xứng với phía Mỹ, vì họ đã bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước.
Trong nửa năm trở lại đây, Mỹ đã tìm cách buộc Trung Quốc bãi bỏ thuế chống bán phá giá, song các cuộc thương lượng đã thất bại.
Diễn biến tình hình lâm vào chỗ bế tắc. Chuyên gia Oleg Osipov, Tổng biên tập của tờ báo "Avtoizvestiya" nói: “Cả hai bên đều có cơ sở để đưa đơn khiếu nại.
Cả Mỹ và Trung Quốc đã vi phạm điều kiện của WTO. Theo quy tắc của tổ chức quốc tế này, không được áp dụng thuế bổ sung về dòng xe nhập khẩu.
Mặt khác, theo tôi, trên thực tế, những chiếc xe Mỹ được bán ở Trung Quốc đã được sản xuất với sự trợ giúp của nhà nước.
Những năm trước đây, chính quyền Mỹ đã giành sự hỗ trợ đáng kể cho các tập đoàn sản xuất ôtô. Điều đó đã giúp cho General Motors và Chrysler trong hoạt động xuất khẩu sang nước ngoài. Bởi vậy WTO cần phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề này”.
Trung Quốc bắt đầu áp thuế chống bán phá giá xe ôtô của Mỹ để đáp trả hành động của Mỹ nhằm hạn chế nhập khẩu lốp xe và pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc.
Các cơ sở sản xuất tại Mỹ đã yêu cầu áp dụng quy định hải quan cứng rắn để bảo vệ họ khỏi sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc, vì nếu không các nhà máy của họ sẽ bị đóng cửa và các nhân viên sẽ mất việc làm.
Kết quả là, một năm trước đây, Mỹ đã nâng thuế nhập khẩu lốp xe từ Trung Quốc lên 35%. Hiện nhóm chuyên gia WTO đang thanh tra vấn đề pin năng lượng Mặt Trời từ Trung Quốc, cũng như xe ôtô từ Mỹ.
Theo chuyên gia Vladislav Belov từ Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, diễn biến tình hình rất giống ván cờ: “Mỹ đứng đầu trên thế giới về số đơn khiếu nại lên WTO cũng như về thu thập các bằng chứng. Nhưng, như chúng ta thấy, Trung Quốc đang bảo vệ rất tốt. Trong ván cờ này, mỗi bên đều cố gắng giành chiến thắng, hoặc ít nhất có tỷ số hòa. Ít nhất là, các bằng chứng của Trung Quốc không thua kém gì so với các luận cứ của Mỹ. Chúng tôi sẽ theo dõi diễn biến tình hình trong ván cờ này mà kết quả không thể đoán trước.”
Trong khi đó cả hai ứng cử viên tổng thống - Barack Obama, và Mitt Romney - đều hứa rằng, Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải "chơi theo luật."
Còn Trung Quốc thì không bao giờ đồng ý chơi theo quy tắc của Mỹ. Và người Mỹ không chấp nhận quy tắc nào khác. Có nghĩa là, mỗi vụ tranh chấp mới đưa Mỹ và Trung Quốc đều kéo hai nước đến gần cuộc chiến thương mại./.
Minh Trang (TTXVN)