Theo AFP, WikiLeaks sắp phát hành các tài liệu nhằm mục đích tiết lộ rằng Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt là một gián điệp của Mỹ như một phần của “chiến dịch bôi nhọ” nhằm ngăn chặn Thụy Điển dẫn độ người sáng lập trang mạng này là Julian Assange sang Mỹ, một tờ báo hàng ngày của Thụy Điển cho biết ngày 22/2.
Trang WikiLeaks từ lâu đã đe dọa sẽ cung cấp một bức điện ngoại giao “trong đó Ngoại trưởng Carl Bildt xuất hiện như một người cung cấp thông tin cho Mỹ kể từ những năm 1970,” tờ Expressen cho biết, đồng thời nói rằng thông tin này được tìm thấy trong một bản ghi nhớ của WikiLeaks.
"Bildt sẽ phải từ chức. Điều này sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông,” một người giấu tên truy cập vào bức điện ngoai giao chưa được công bố đó đã trích dẫn lại.
Phản ứng với báo cáo trên, ngày 22/2, trên blog chính thức của mình, ông Bildt đã thách thức WikiLeaks công bố điều này “trong báo cáo với những ý kiến chỉ trích của họ.”
“Khi điều đó xảy ra, một phần trong kế hoạch của ‘chiến dịch bôi nhọ’ của họ sẽ nhanh chóng tan rã,” ông viết.
Assange hiện đang ở Anh và đấu tranh để chống lại việc dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị cáo buộc tội hiếp dâm và tấn công tình dục. WikiLeaks đã bày tỏ lo ngại rằng nếu Assenge bị đưa sang Thụy Điển, Stockholm sẽ nhanh chóng gửi ông sang Mỹ.
WikiLeaks đã khiến giới chức Mỹ đau đầu sau khi tổ chức này công bố hàng trăm nghìn tài liệu ngoại giao Mỹ đã được phân loại, và theo tờ Expressen, ‘chiến dịch bôi nhọ’ của tổ chức này là nhằm mục đích ngăn chặn việc tiếp tục dẫn độ Assange.
“Julian Assange sẽ có thể thoát khỏi những nghi ngờ về tội phạm tình dục, bởi đó chỉ là một cái bẫy,” một người giấu tên có cái nhìn sắc bén về WikiLeaks cho Expressen biết.
“Điều Assange sợ là ông sẽ bị buộc phải làm chứng trong phiên tòa chống lại người lính bị bắt và những nguồn tin bị nghi ngờ từ WikiLeaks (đối với các điện tín ngoại giao bị rò rỉ), hoặc bản thân ông sẽ bị bắt và bị bàn giao cho một tòa án Mỹ vì đã có hoạt động gián điệp chống lại Mỹ,” người này cho biết thêm.
Điện tín ngoại giao về Bildt cho thấy ông đã lần đầu tiên trở thành một người cung cấp thông tin cho Mỹ vào năm 1973 và người ông tiếp xúc ban đầu không ai khác mà chính là Karl Rove, chiếc lược gia của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Phát ngôn viên Kristinn Hrafnsson của WikiLeaks chỉ xác nhận rằng “chúng tôi có một tài liệu cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa Carl Bildt và những người tại Washington.”
“Tôi chắc rằng thông tin này sẽ sớm được công bố,” ông cho Expressen biết./.
Trang WikiLeaks từ lâu đã đe dọa sẽ cung cấp một bức điện ngoại giao “trong đó Ngoại trưởng Carl Bildt xuất hiện như một người cung cấp thông tin cho Mỹ kể từ những năm 1970,” tờ Expressen cho biết, đồng thời nói rằng thông tin này được tìm thấy trong một bản ghi nhớ của WikiLeaks.
"Bildt sẽ phải từ chức. Điều này sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông,” một người giấu tên truy cập vào bức điện ngoai giao chưa được công bố đó đã trích dẫn lại.
Phản ứng với báo cáo trên, ngày 22/2, trên blog chính thức của mình, ông Bildt đã thách thức WikiLeaks công bố điều này “trong báo cáo với những ý kiến chỉ trích của họ.”
“Khi điều đó xảy ra, một phần trong kế hoạch của ‘chiến dịch bôi nhọ’ của họ sẽ nhanh chóng tan rã,” ông viết.
Assange hiện đang ở Anh và đấu tranh để chống lại việc dẫn độ sang Thụy Điển, nơi ông bị cáo buộc tội hiếp dâm và tấn công tình dục. WikiLeaks đã bày tỏ lo ngại rằng nếu Assenge bị đưa sang Thụy Điển, Stockholm sẽ nhanh chóng gửi ông sang Mỹ.
WikiLeaks đã khiến giới chức Mỹ đau đầu sau khi tổ chức này công bố hàng trăm nghìn tài liệu ngoại giao Mỹ đã được phân loại, và theo tờ Expressen, ‘chiến dịch bôi nhọ’ của tổ chức này là nhằm mục đích ngăn chặn việc tiếp tục dẫn độ Assange.
“Julian Assange sẽ có thể thoát khỏi những nghi ngờ về tội phạm tình dục, bởi đó chỉ là một cái bẫy,” một người giấu tên có cái nhìn sắc bén về WikiLeaks cho Expressen biết.
“Điều Assange sợ là ông sẽ bị buộc phải làm chứng trong phiên tòa chống lại người lính bị bắt và những nguồn tin bị nghi ngờ từ WikiLeaks (đối với các điện tín ngoại giao bị rò rỉ), hoặc bản thân ông sẽ bị bắt và bị bàn giao cho một tòa án Mỹ vì đã có hoạt động gián điệp chống lại Mỹ,” người này cho biết thêm.
Điện tín ngoại giao về Bildt cho thấy ông đã lần đầu tiên trở thành một người cung cấp thông tin cho Mỹ vào năm 1973 và người ông tiếp xúc ban đầu không ai khác mà chính là Karl Rove, chiếc lược gia của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Phát ngôn viên Kristinn Hrafnsson của WikiLeaks chỉ xác nhận rằng “chúng tôi có một tài liệu cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa Carl Bildt và những người tại Washington.”
“Tôi chắc rằng thông tin này sẽ sớm được công bố,” ông cho Expressen biết./.
V.H (Vietnam+)