Chiều 27/9, tại Hà Nội, Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bế mạc sau 4 ngày làm việc hết sức khẩn trương và trên tinh thần chia sẻ và nhất trí cao về các vấn đề y tế, sức khỏe, dịch bệnh với sự tham dự đại biểu đại diện cho 37 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng các chuyên gia y tế.
Theo Ban tổ chức, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị nhưng nhờ công tác chuẩn bị hết sức chu đáo và mến khách của nước chủ nhà cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh... đã giúp Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã tạo được sự đồng thuận cao của các nước, vùng lãnh thổ thành viên trong việc triển khai các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày một tốt hơn cho khoảng 1,8 tỷ người trong khu vực.
Hội nghị đã thông qua mười nghị quyết và kế hoạch hành động với 20 nội dung được bàn thảo tại hội nghị là những vấn đề đang nổi tại khu vực như: HIV/AIDS; các bệnh không lây nhiễm, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, kiểm soát thuốc lá... Theo đó các chuyên gia đã đưa ra nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị và các chính sách phù hợp với từng quốc gia trong khu vực.
Tiến sĩ Shin Young-soo giám đốc WHO khu vực Thái Bình Dương đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ như: giảm tỷ lệ trẻ tử vong sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng đạt 98% và kiểm soát được số người nhiễm HIV/AIDS.
Theo đánh giá của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là điểm sáng trong khu vực về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, qua đó giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ và bà mẹ khi sinh. Việt Nam cũng nước có nhiều cố gắng và đạt kết quả cao trong triển khai các biện pháp phòng, chống và tiến tới loại trừ bệnh sởi. Các đại biểu đã đánh giá cao công tác tổ chức hội nghị của Việt Nam trong thời gian hội nghị.
Phát biểu trước cơ quan điều hành của WHO, Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương khẳng định: Các Quốc gia thành viên có thể tự hào trước thực tế là toàn khu vực - và ít nhất là 30 quốc gia và vùng lãnh thổ riêng lẻ trong Khu vực - sẽ đạt được mốc mục tiêu năm 2012 về những nỗ lực kiểm soát hoặc loại trừ các bệnh truyền nhiễm gây tử vong có thể phòng ngừa bằng vắc xin, trong đó có viêm gan B, sởi và bại liệt.
Hiện hơn 90% số người sống chung với HIV trong Khu vực là ở Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, Papua New Guinea và Việt Nam . Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao-gồm đối tượng hành nghề mại dâm, nam tình dục đồng giới và người tiêm chích ma túy-tiếp tục làm lây lan dịch HIV. Phi-líp-pin là một trong số ít nước trên toàn cầu có tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng.
Theo WHO, những"Cam kết chính trị mà các quốc gia tuyên bố tại Cuộc họp cấp cao về AIDS năm 2011của Đại Hội đồng LHQ, cam kết đạt được những mục tiêu táo bạo về phòng, chống HIV đến năm 2015 vẫn chưa mang lại nguồn lực nhiều hơn để đạt được những mục tiêu đó."
Một vấn đề được các quốc gia và vùng lãnh thổ quan tâm đặc biệt là nước chủ nhà vấn đề thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
Tại một hội nghị bên lề do Chính phủ Việt Nam tổ chức, các quốc gia thành viên bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về quá trình đạt tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Ý kiến thống nhất của các đại biểu là quá trình tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân cần phải có cam kết chính trị cấp cao của chính phủ và sự đáp ứng đa ngành. Chỉ có một mình Bộ Y tế không thể giúp đạt tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Đầu tư công cho y tế và yếu tố cơ bản, đặc biệt để đảm bảo cho những người bị thiệt thòi có thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế.
Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương cho rằng, kể cả khi phần lớn các nước trong Khu vực có tăng trưởng kinh tế ổn định, mức chi tiêu công cho y tế vẫn thấp so với các khu vực khác. Vì khi người nghèo bị bệnh, dù họ có đủ khả năng chi trả đi chăng nữa, chi phí điều trị vẫn thường làm họ lún sâu hơn vào khó khăn. Khi điều đó xảy ra, họ thậm chí còn dễ bị ốm đau hơn, kết quả là đã nghèo lại nghèo thêm." Theo đó vấn đề tài chính y tế tuy là then chốt, nhưng tạo ra sự sẵn có và tiếp cận được của các dịch vụ có chất lượng tốt lại là nền tảng của y tế phổ cập các quốc gia cần quan tâm và đẩy mạnh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.
Theo kế hoạch, Hội nghị WHO lần thứ 64 sẽ tổ chức tại Philippines./.
Theo Ban tổ chức, đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị nhưng nhờ công tác chuẩn bị hết sức chu đáo và mến khách của nước chủ nhà cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực y tế, phòng chống dịch bệnh... đã giúp Hội nghị đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã tạo được sự đồng thuận cao của các nước, vùng lãnh thổ thành viên trong việc triển khai các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày một tốt hơn cho khoảng 1,8 tỷ người trong khu vực.
Hội nghị đã thông qua mười nghị quyết và kế hoạch hành động với 20 nội dung được bàn thảo tại hội nghị là những vấn đề đang nổi tại khu vực như: HIV/AIDS; các bệnh không lây nhiễm, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, kiểm soát thuốc lá... Theo đó các chuyên gia đã đưa ra nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị và các chính sách phù hợp với từng quốc gia trong khu vực.
Tiến sĩ Shin Young-soo giám đốc WHO khu vực Thái Bình Dương đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ như: giảm tỷ lệ trẻ tử vong sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng đạt 98% và kiểm soát được số người nhiễm HIV/AIDS.
Theo đánh giá của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là điểm sáng trong khu vực về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, qua đó giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ và bà mẹ khi sinh. Việt Nam cũng nước có nhiều cố gắng và đạt kết quả cao trong triển khai các biện pháp phòng, chống và tiến tới loại trừ bệnh sởi. Các đại biểu đã đánh giá cao công tác tổ chức hội nghị của Việt Nam trong thời gian hội nghị.
Phát biểu trước cơ quan điều hành của WHO, Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương khẳng định: Các Quốc gia thành viên có thể tự hào trước thực tế là toàn khu vực - và ít nhất là 30 quốc gia và vùng lãnh thổ riêng lẻ trong Khu vực - sẽ đạt được mốc mục tiêu năm 2012 về những nỗ lực kiểm soát hoặc loại trừ các bệnh truyền nhiễm gây tử vong có thể phòng ngừa bằng vắc xin, trong đó có viêm gan B, sởi và bại liệt.
Hiện hơn 90% số người sống chung với HIV trong Khu vực là ở Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, Papua New Guinea và Việt Nam . Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao-gồm đối tượng hành nghề mại dâm, nam tình dục đồng giới và người tiêm chích ma túy-tiếp tục làm lây lan dịch HIV. Phi-líp-pin là một trong số ít nước trên toàn cầu có tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng.
Theo WHO, những"Cam kết chính trị mà các quốc gia tuyên bố tại Cuộc họp cấp cao về AIDS năm 2011của Đại Hội đồng LHQ, cam kết đạt được những mục tiêu táo bạo về phòng, chống HIV đến năm 2015 vẫn chưa mang lại nguồn lực nhiều hơn để đạt được những mục tiêu đó."
Một vấn đề được các quốc gia và vùng lãnh thổ quan tâm đặc biệt là nước chủ nhà vấn đề thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
Tại một hội nghị bên lề do Chính phủ Việt Nam tổ chức, các quốc gia thành viên bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của mình về quá trình đạt tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Ý kiến thống nhất của các đại biểu là quá trình tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân cần phải có cam kết chính trị cấp cao của chính phủ và sự đáp ứng đa ngành. Chỉ có một mình Bộ Y tế không thể giúp đạt tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Đầu tư công cho y tế và yếu tố cơ bản, đặc biệt để đảm bảo cho những người bị thiệt thòi có thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế.
Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương cho rằng, kể cả khi phần lớn các nước trong Khu vực có tăng trưởng kinh tế ổn định, mức chi tiêu công cho y tế vẫn thấp so với các khu vực khác. Vì khi người nghèo bị bệnh, dù họ có đủ khả năng chi trả đi chăng nữa, chi phí điều trị vẫn thường làm họ lún sâu hơn vào khó khăn. Khi điều đó xảy ra, họ thậm chí còn dễ bị ốm đau hơn, kết quả là đã nghèo lại nghèo thêm." Theo đó vấn đề tài chính y tế tuy là then chốt, nhưng tạo ra sự sẵn có và tiếp cận được của các dịch vụ có chất lượng tốt lại là nền tảng của y tế phổ cập các quốc gia cần quan tâm và đẩy mạnh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.
Theo kế hoạch, Hội nghị WHO lần thứ 64 sẽ tổ chức tại Philippines./.
Nhật Minh (TTXVN)