Tại cuộc họp báo ở Geneva ngày 12/1, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Fadela Chaib cho biết WHO sẽ mở một cuộc điều tra do các chuyên gia độc lập tiến hành để xem xét và đánh giá vấn đề dư luận gọi là "dịch cúm A/H1N1 giả".
Người phát ngôn của WHO cho biết cuộc điều tra này sẽ được tiến hành khi dịch cúm kết thúc và kết quả điều tra sẽ được công bố công khai.
Tuy nhiên, bà Fadela Chaib cũng khẳng định việc WHO tiến hành xem xét và đánh giá sau nhiều tháng đối phó với dịch bệnh là hoạt động hoàn toàn bình thường nhằm rút kinh nghiệm cho những đợt đối phó với dịch bệnh trong tương lai.
Thông báo trên của WHO được đưa ra khi mới đây dư luận, đặc biệt ở châu Âu, chỉ trích rằng thực tế dịch cúm A/H1N1 không nguy hiểm như đã được tuyên truyền, đồng thời cáo buộc việc WHO tháng 6/2009 tuyên bố dịch cúm A/H1N1 là "đại dịch" là do WHO bị sức ép của một số công ty dược.
Tuần qua, Hội đồng châu Âu đã kêu gọi thành lập một ủy ban điều tra độc lập về vấn đề này.
Trong khi đó, sau khi thi nhau đặt hàng mua vắcxin phòng cúm A/H1N1 cho mùa Xuân năm nay, giờ đây, các nước phương Tây lại đua nhau hủy đơn đặt hàng.
Nguồn tin trên tờ Le Figaro số ra ngày 12/1 cho biết Chính phủ Pháp mới đây đã đơn phương hủy hơn một nửa số lượng vắcxin chống cúm A/H1N1, tương đương 50 triệu liều trên tổng số 94 triệu liều mà nước này đã đặt hàng ở 3 công ty dược phẩm GSK, Novartis và Sanofi-Aventis.
Hậu quả của việc này là Pháp có thể mất khoảng 350 triệu euro để đền bù cho các công ty này.
Không chỉ Pháp, mà cả Đức, Thụy Sĩ và Bỉ cũng đang đàm phán với các phòng thí nghiệm để giảm bớt số liều vắcxin đã đặt mua trước đó.
Ngay cả Mỹ, sau khi đã đặt 251 triệu liều, bây giờ cũng lo điều đình với các hãng dược phẩm để giảm bớt lượng vắcxin cần mua.
Nguyên nhân của hiện tượng này, chính là sự lo lắng thái quá của các nhà hoạch định y tế trước nguy cơ bùng phát của dịch cúm A/H1N1.
Thụy Sĩ là nước "lo xa" nhất trong số các nước phương Tây. Với kế hoạch tiêm phòng 2 mũi cho 85% số dân, nước này đã đặt mua đến 13 triệu liều, trong khi trên thực tế bệnh dịch không phát triển mạnh và số người dân đi tiêm phòng cúm A/H1N1 không cao.
Pháp cũng đặt hàng với tỉ lệ tiêm phòng cho 78% dân số, tiếp theo là Canada (75%) và Mỹ (30%).
Thái độ không vồn vã, thậm chí thờ ơ của người dân phương Tây trước bệnh dịch này cũng là một lý do khiến vắcxin cúm A/H1N1 "ế ẩm".
Ở Hà Lan, mới chỉ có 600.000 người đi tiêm chủng, trong khi nước này đã đặt mua 34 triệu liều. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự ở Italy: 1 triệu người tiêm chủng trong khi nước này dự phòng đến 48 triệu liều để cung cấp cho người dân.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, chính phủ nước này vẫn quyết định hỗ trợ phát triển vắcxin phòng cúm A/H1N1 thế hệ mới.
Để hỗ trợ các công ty dược kinh phí nghiên cứu, phát triển các loại vắcxin mới, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã tăng 5 tỷ yên trong dự thảo ngân sách bổ sung năm tài chính 2010 và đặt mục tiêu trong vòng 3 năm tới sẽ đưa các loại vắcxin mới vào thử nghiệm lâm sàng.
Các loại vắcxin mới phòng cúm A/H1N1 mà Nhật Bản sẽ nghiên cứu, sản xuất là những loại ở dạng bình xịt vào mũi, dán trên da hoặc dạng thuốc uống.
Loại vắcxin dùng xịt vào mũi đã được sử dụng ở Mỹ, không gây đau như loại vắcxin tiêm và hiệu quả cũng cao.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng chủ trương hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc giúp tăng khả năng miễn dịch để nâng cao hiệu quả của các loại vắcxin thông thường./.
Người phát ngôn của WHO cho biết cuộc điều tra này sẽ được tiến hành khi dịch cúm kết thúc và kết quả điều tra sẽ được công bố công khai.
Tuy nhiên, bà Fadela Chaib cũng khẳng định việc WHO tiến hành xem xét và đánh giá sau nhiều tháng đối phó với dịch bệnh là hoạt động hoàn toàn bình thường nhằm rút kinh nghiệm cho những đợt đối phó với dịch bệnh trong tương lai.
Thông báo trên của WHO được đưa ra khi mới đây dư luận, đặc biệt ở châu Âu, chỉ trích rằng thực tế dịch cúm A/H1N1 không nguy hiểm như đã được tuyên truyền, đồng thời cáo buộc việc WHO tháng 6/2009 tuyên bố dịch cúm A/H1N1 là "đại dịch" là do WHO bị sức ép của một số công ty dược.
Tuần qua, Hội đồng châu Âu đã kêu gọi thành lập một ủy ban điều tra độc lập về vấn đề này.
Trong khi đó, sau khi thi nhau đặt hàng mua vắcxin phòng cúm A/H1N1 cho mùa Xuân năm nay, giờ đây, các nước phương Tây lại đua nhau hủy đơn đặt hàng.
Nguồn tin trên tờ Le Figaro số ra ngày 12/1 cho biết Chính phủ Pháp mới đây đã đơn phương hủy hơn một nửa số lượng vắcxin chống cúm A/H1N1, tương đương 50 triệu liều trên tổng số 94 triệu liều mà nước này đã đặt hàng ở 3 công ty dược phẩm GSK, Novartis và Sanofi-Aventis.
Hậu quả của việc này là Pháp có thể mất khoảng 350 triệu euro để đền bù cho các công ty này.
Không chỉ Pháp, mà cả Đức, Thụy Sĩ và Bỉ cũng đang đàm phán với các phòng thí nghiệm để giảm bớt số liều vắcxin đã đặt mua trước đó.
Ngay cả Mỹ, sau khi đã đặt 251 triệu liều, bây giờ cũng lo điều đình với các hãng dược phẩm để giảm bớt lượng vắcxin cần mua.
Nguyên nhân của hiện tượng này, chính là sự lo lắng thái quá của các nhà hoạch định y tế trước nguy cơ bùng phát của dịch cúm A/H1N1.
Thụy Sĩ là nước "lo xa" nhất trong số các nước phương Tây. Với kế hoạch tiêm phòng 2 mũi cho 85% số dân, nước này đã đặt mua đến 13 triệu liều, trong khi trên thực tế bệnh dịch không phát triển mạnh và số người dân đi tiêm phòng cúm A/H1N1 không cao.
Pháp cũng đặt hàng với tỉ lệ tiêm phòng cho 78% dân số, tiếp theo là Canada (75%) và Mỹ (30%).
Thái độ không vồn vã, thậm chí thờ ơ của người dân phương Tây trước bệnh dịch này cũng là một lý do khiến vắcxin cúm A/H1N1 "ế ẩm".
Ở Hà Lan, mới chỉ có 600.000 người đi tiêm chủng, trong khi nước này đã đặt mua 34 triệu liều. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự ở Italy: 1 triệu người tiêm chủng trong khi nước này dự phòng đến 48 triệu liều để cung cấp cho người dân.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, chính phủ nước này vẫn quyết định hỗ trợ phát triển vắcxin phòng cúm A/H1N1 thế hệ mới.
Để hỗ trợ các công ty dược kinh phí nghiên cứu, phát triển các loại vắcxin mới, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã tăng 5 tỷ yên trong dự thảo ngân sách bổ sung năm tài chính 2010 và đặt mục tiêu trong vòng 3 năm tới sẽ đưa các loại vắcxin mới vào thử nghiệm lâm sàng.
Các loại vắcxin mới phòng cúm A/H1N1 mà Nhật Bản sẽ nghiên cứu, sản xuất là những loại ở dạng bình xịt vào mũi, dán trên da hoặc dạng thuốc uống.
Loại vắcxin dùng xịt vào mũi đã được sử dụng ở Mỹ, không gây đau như loại vắcxin tiêm và hiệu quả cũng cao.
Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng chủ trương hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc giúp tăng khả năng miễn dịch để nâng cao hiệu quả của các loại vắcxin thông thường./.
(TTXVN/Vietnam+)