Ngày 7/4, nhân dịp ngày Sức khỏe Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động chiến dịch trên toàn thế giới nhằm cải thiện sức khỏe của người thành thị.
Một tỉ người đang phải sống trong các thành phố chật chội có hại đến sức khỏe của con người và trong vòng 30 năm tới, hầu như mọi tăng trưởng dân số của thế giới sẽ diễn ra tại các thành phố.
Trong vòng 30 năm tới, hầu như mọi tăng trưởng dân số của thế giới sẽ diễn ra tại các thành phố. Trong năm 2030, 3/5 dân số thế giới sẽ là người thành thị, trong khi đó, con số này trong năm 1980 chỉ là 2/5.
Tổng Giám đốc WHO, bà Magaret Chan cảnh báo, hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và thường không được quy hoạch tốt, sẽ dẫn tới những hệ quả xấu tới sức khỏe của con người.
Theo WHO, có ba nguy cơ đối với sức khỏe của con người là: các bệnh nhiễm khuẩn do điều kiện sống không tốt gây ra; bệnh mãn tính do nhiễm độc thuốc lá, do cách ăn uống, thói quen ít đi lại vận động và lạm dụng đồ uống có cồn; và cuối cùng là những tai nạn và chấn thương tâm lý do giao thông, bạo lực và tội phạm.
Tại nhiều thành phố, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa đảm bảo được vệ sinh và điều kiện ăn ở tối thiểu như thiếu nước sạch cũng như hệ thống vệ sinh.
Tình trạng quá tải về dân số tại các thành phố chính là nguyên nhân chính của hiện tượng lây truyền dịch bệnh.
WHO ước tính khoảng 1,5 tỉ người thành thị gặp phải vấn đề sức khỏe do mức ô nhiễm không khí quá cao và chính nó là nguyên nhân tử vọng của 1,2 triệu người trên thế giới hàng năm.
Các thành phố trên thế giới hiện nay còn tồn tại vấn đề về chênh lệnh giàu nghèo lớn và tình trạng này đang ngày càng trầm trọng hơn do tác động của vấn đề nhập cư, vấn đề tăng trưởng dân số và do cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Ngoài ra, các bệnh không lây cũng đang có xu hướng gia tăng trên thế giới. Đó là các bệnh về tim, huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì... đều có liên quan tới lối sống thành thị.
Chiến dịch "1000 thành phố 1000 mảnh đời" được WHO phát động cùng lúc tại nhiều châu lục đã khuyến khích giới chức và các cá nhân tham gia vào các hoạt động cụ thể vì sức khỏe cộng đồng.
Các thành phố tham gia vào chiến dịch này của WHO sẽ tiến hành các hoạt động tuyên truyền vì sức khỏe cộng đồng từ ngày 7/4 cho tới 11/4/.
Các hoạt động dọn vệ sinh hay tương thân, tương ái như thăm hỏi người bệnh hay các cơ sở y tế cũng như người nghèo là những hoạt động được khuyến khích.
Theo thông báo của WHO, cho tới nay đã có tới 1.300 thành phố trên thế giới tham gia vào chiến dịch này./.
Một tỉ người đang phải sống trong các thành phố chật chội có hại đến sức khỏe của con người và trong vòng 30 năm tới, hầu như mọi tăng trưởng dân số của thế giới sẽ diễn ra tại các thành phố.
Trong vòng 30 năm tới, hầu như mọi tăng trưởng dân số của thế giới sẽ diễn ra tại các thành phố. Trong năm 2030, 3/5 dân số thế giới sẽ là người thành thị, trong khi đó, con số này trong năm 1980 chỉ là 2/5.
Tổng Giám đốc WHO, bà Magaret Chan cảnh báo, hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và thường không được quy hoạch tốt, sẽ dẫn tới những hệ quả xấu tới sức khỏe của con người.
Theo WHO, có ba nguy cơ đối với sức khỏe của con người là: các bệnh nhiễm khuẩn do điều kiện sống không tốt gây ra; bệnh mãn tính do nhiễm độc thuốc lá, do cách ăn uống, thói quen ít đi lại vận động và lạm dụng đồ uống có cồn; và cuối cùng là những tai nạn và chấn thương tâm lý do giao thông, bạo lực và tội phạm.
Tại nhiều thành phố, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa đảm bảo được vệ sinh và điều kiện ăn ở tối thiểu như thiếu nước sạch cũng như hệ thống vệ sinh.
Tình trạng quá tải về dân số tại các thành phố chính là nguyên nhân chính của hiện tượng lây truyền dịch bệnh.
WHO ước tính khoảng 1,5 tỉ người thành thị gặp phải vấn đề sức khỏe do mức ô nhiễm không khí quá cao và chính nó là nguyên nhân tử vọng của 1,2 triệu người trên thế giới hàng năm.
Các thành phố trên thế giới hiện nay còn tồn tại vấn đề về chênh lệnh giàu nghèo lớn và tình trạng này đang ngày càng trầm trọng hơn do tác động của vấn đề nhập cư, vấn đề tăng trưởng dân số và do cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Ngoài ra, các bệnh không lây cũng đang có xu hướng gia tăng trên thế giới. Đó là các bệnh về tim, huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì... đều có liên quan tới lối sống thành thị.
Chiến dịch "1000 thành phố 1000 mảnh đời" được WHO phát động cùng lúc tại nhiều châu lục đã khuyến khích giới chức và các cá nhân tham gia vào các hoạt động cụ thể vì sức khỏe cộng đồng.
Các thành phố tham gia vào chiến dịch này của WHO sẽ tiến hành các hoạt động tuyên truyền vì sức khỏe cộng đồng từ ngày 7/4 cho tới 11/4/.
Các hoạt động dọn vệ sinh hay tương thân, tương ái như thăm hỏi người bệnh hay các cơ sở y tế cũng như người nghèo là những hoạt động được khuyến khích.
Theo thông báo của WHO, cho tới nay đã có tới 1.300 thành phố trên thế giới tham gia vào chiến dịch này./.
Đức Hùng (Vietnam+)