WHO kêu gọi các nước tăng cường biện pháp ngăn chặn sự lây lan bệnh sởi

WHO khuyến nghị các quốc gia cần khẩn trương thúc đẩy việc tiêm chủng, đặc biệt là ở trẻ em, nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng và nguy hiểm của bệnh sởi trên toàn cầu.

Trẻ mắc bệnh sởi được điều trị tại bệnh viện ở tỉnh Khost, Afghanistan. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trẻ mắc bệnh sởi được điều trị tại bệnh viện ở tỉnh Khost, Afghanistan. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi - căn bệnh truyền nhiễm đang lan rộng tại 58 quốc gia, trong đó Mỹ đã ghi nhận 2 trường hợp trẻ em tử vong do bệnh này.

Theo WHO, tiêm vaccine phòng sởi là biện pháp an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

Bà Kate O'Brien, Giám đốc bộ phận vaccine của WHO, nhấn mạnh do mức độ lây nhiễm cao của virus sởi, một ca bệnh xuất hiện ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa toàn cầu.

Theo bà O'Brien, số ca mắc bệnh sởi gia tăng chủ yếu là do tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm - hậu quả của những gián đoạn y tế trong thời kỳ đại dịch COVID-19. WHO khuyến nghị các quốc gia cần khẩn trương thúc đẩy việc tiêm chủng, đặc biệt là ở trẻ em, nhằm ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng và nguy hiểm của bệnh sởi trên toàn cầu.

Sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Polinosa Morbillarum gây ra, thường gây sốt, phát ban. Bệnh rất dễ lây lan qua không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi… và bùng phát thành ổ dịch. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị sởi đặc hiệu riêng.

Bệnh có thể tự khỏi theo thời gian, kết hợp với các biện pháp dùng thuốc, nghỉ ngơi, ăn uống hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, ở những trẻ có sức đề kháng kém như trẻ sơ sinh, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra biến chứng về sau./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.