Trong một hội thảo ở New York tổ chức ngày 11/3, nhân kỷ niệm hai năm từ ngày xảy ra thảm họa kép tại Nhật Bản, các bác sỹ thiện nguyện đã phản bác kết luận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi tổ chức này đánh giá thấp ảnh hưởng với sức khỏe của thảm họa hạt nhân Fukushima.
[Hai năm sau thảm họa kép, còn đó những thách thức]
Tổ chức y tế thế giới đã không cho rằng có nguy cơ gây bệnh ung thư nghiêm trọng từ phóng xạ ở Nhật Bản.
“Đó là một báo cáo để trấn an những người mà chắc chắn là nhiều trong số họ sẽ mắc các chứng bệnh về bạch cầu và ung thư,” Helen Caldicott, một nhà hoạt động chống hạt nhân mà tổ chức của bà, Quỹ Helen Caldicott, đồng tài trợ cho cuộc hội thảo, cùng với tổ chức Các bác sỹ vì trách nhiệm xã hội.
Theo bà, khả năng gây bệnh ung thư, bạch cầu và các bệnh liên quan tới gene vì vụ rò rỉ phóng xạ là rất cao.
Bản báo cáo của WHO trước đó từng bị chính quyền Nhật Bản chỉ trích vì dự báo khả năng tăng các ca bệnh ung thư với những người sống gần nhà máy. Các quan chức Nhật Bản nói báo cáo dựa trên những giả định sai lầm và có thể khiến người dân hoảng hốt.
Tuy nhiên Caldicott lại cho rằng bản báo cáo công bố ngày 28/2 đã đánh giá thấp vấn đề này vì những nhân tố chủ chốt đã bị “phớt lờ” hoặc “lướt qua.”
Bà nói WHO không tính tới việc rò rỉ phóng xạ ngoài thực tế cũng như không đánh giá toàn diện tác động đối với trẻ em, bao gồm tác động với những người ăn các thực phẩm nhiễm phóng xạ cả đời.
Ngoài ra, tổ chức này đã không kiểm tra đầy đủ ảnh hưởng với các công nhân ở nhà máy Fukushima hay những người được sơ tán trong thời gian vụ rò rỉ phóng xạ đã bắt đầu, bà Caldicott nói.
Hội thảo kéo dài hai ngày ở Viện y khoa New York đánh dấu kỷ niệm hai năm ngày trận động đất 9,0 độ làm rung chuyển Nhật Bản và gây ra sóng thần ngày 11/3/2011 khiến 15.881 người thiệt mạng và 2.668 người vẫn còn mất tích.
Hội thảo ngày thứ Hai có tham luận từ các nhà sinh học, dịch tễ học và các nhà khoa học khác về tác động lên sức khỏe của các tai nạn hạt nhân.
Caldicott dẫn một nghiên cứu do một tổ chức y tế ở Fukushima tiến hành nói 42% trong số 100.000 trẻ em mắc có các triệu chứng bất thường về tuyến giáp, như bị phồng hay có khối u. Cuộc điều tra cũng cho thấy có ba trẻ bị ung thư tuyến giáp và bảy trường hợp nghi ung thư.
Bà Caldicott nói các dữ liệu cho thấy chất phóng xạ xenon và cesium rò rỉ từ nhà máy Fukushima gấp ba lần mức ở nhà máy Chernobyl sau vụ tai nạn nguyên tử năm 1986.
Bản báo cáo của WHO thực ra có kết luận rằng nguy cơ mắc ung thư với một số nhóm dân địa phương ở Fukushima là cao hơn, bao gồm 7% gia tăng bệnh bạch cầu ở nam giới tiếp xúc với phóng xạ từ khi còn nhỏ, và 6% tăng bệnh ung thư vú ở nữ giới.
Khả năng xảy ra ung thư tuyến giáp ở phụ nữ trong một đời người có thể tăng lên tới 70% so với mức bình thường.
Nhưng với người dân ở trong và ngoài Nhật bản nói chung, theo WHO, “rủi ro là thấp và không có mức tăng nào có thể quan sát được về tỉ lệ ung thư dựa trên những số liệu đã thua thập được.”
Steven Starr, một trưởng khoa ở Đại học Missouri, trình dữ liệu từ Chernobyl cho thấy 14 năm sau, 40% các học sinh tốt nghiệp cấp ba bị các chứng rối loạn về máu mãn tính cũng như bệnh tuyến giáp. Starr tiên đoán các vấn đề tương tự với Fukushima./.
[Hai năm sau thảm họa kép, còn đó những thách thức]
Tổ chức y tế thế giới đã không cho rằng có nguy cơ gây bệnh ung thư nghiêm trọng từ phóng xạ ở Nhật Bản.
“Đó là một báo cáo để trấn an những người mà chắc chắn là nhiều trong số họ sẽ mắc các chứng bệnh về bạch cầu và ung thư,” Helen Caldicott, một nhà hoạt động chống hạt nhân mà tổ chức của bà, Quỹ Helen Caldicott, đồng tài trợ cho cuộc hội thảo, cùng với tổ chức Các bác sỹ vì trách nhiệm xã hội.
Theo bà, khả năng gây bệnh ung thư, bạch cầu và các bệnh liên quan tới gene vì vụ rò rỉ phóng xạ là rất cao.
Bản báo cáo của WHO trước đó từng bị chính quyền Nhật Bản chỉ trích vì dự báo khả năng tăng các ca bệnh ung thư với những người sống gần nhà máy. Các quan chức Nhật Bản nói báo cáo dựa trên những giả định sai lầm và có thể khiến người dân hoảng hốt.
Tuy nhiên Caldicott lại cho rằng bản báo cáo công bố ngày 28/2 đã đánh giá thấp vấn đề này vì những nhân tố chủ chốt đã bị “phớt lờ” hoặc “lướt qua.”
Bà nói WHO không tính tới việc rò rỉ phóng xạ ngoài thực tế cũng như không đánh giá toàn diện tác động đối với trẻ em, bao gồm tác động với những người ăn các thực phẩm nhiễm phóng xạ cả đời.
Ngoài ra, tổ chức này đã không kiểm tra đầy đủ ảnh hưởng với các công nhân ở nhà máy Fukushima hay những người được sơ tán trong thời gian vụ rò rỉ phóng xạ đã bắt đầu, bà Caldicott nói.
Hội thảo kéo dài hai ngày ở Viện y khoa New York đánh dấu kỷ niệm hai năm ngày trận động đất 9,0 độ làm rung chuyển Nhật Bản và gây ra sóng thần ngày 11/3/2011 khiến 15.881 người thiệt mạng và 2.668 người vẫn còn mất tích.
Hội thảo ngày thứ Hai có tham luận từ các nhà sinh học, dịch tễ học và các nhà khoa học khác về tác động lên sức khỏe của các tai nạn hạt nhân.
Caldicott dẫn một nghiên cứu do một tổ chức y tế ở Fukushima tiến hành nói 42% trong số 100.000 trẻ em mắc có các triệu chứng bất thường về tuyến giáp, như bị phồng hay có khối u. Cuộc điều tra cũng cho thấy có ba trẻ bị ung thư tuyến giáp và bảy trường hợp nghi ung thư.
Bà Caldicott nói các dữ liệu cho thấy chất phóng xạ xenon và cesium rò rỉ từ nhà máy Fukushima gấp ba lần mức ở nhà máy Chernobyl sau vụ tai nạn nguyên tử năm 1986.
Bản báo cáo của WHO thực ra có kết luận rằng nguy cơ mắc ung thư với một số nhóm dân địa phương ở Fukushima là cao hơn, bao gồm 7% gia tăng bệnh bạch cầu ở nam giới tiếp xúc với phóng xạ từ khi còn nhỏ, và 6% tăng bệnh ung thư vú ở nữ giới.
Khả năng xảy ra ung thư tuyến giáp ở phụ nữ trong một đời người có thể tăng lên tới 70% so với mức bình thường.
Nhưng với người dân ở trong và ngoài Nhật bản nói chung, theo WHO, “rủi ro là thấp và không có mức tăng nào có thể quan sát được về tỉ lệ ung thư dựa trên những số liệu đã thua thập được.”
Steven Starr, một trưởng khoa ở Đại học Missouri, trình dữ liệu từ Chernobyl cho thấy 14 năm sau, 40% các học sinh tốt nghiệp cấp ba bị các chứng rối loạn về máu mãn tính cũng như bệnh tuyến giáp. Starr tiên đoán các vấn đề tương tự với Fukushima./.
Trần Trọng (Vietnam+)