Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á (WEF Đông Á) lần thứ 19 do Việt Nam và WEF đồng tổ chức sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây đang là sự kiện được mong đợi bởi chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu” đã nói lên tầm quan trọng của hội nghị.
Các nội dung chính sẽ được bàn thảo tại đây tập trung vào những vấn đề đang là mối quan tâm không chỉ của giới quan chức mà của cả những người dân như vai trò đang lên của châu Á; các rủi ro toàn cầu; chương trình tăng trưởng xanh của châu Á và chương trình tăng trưởng trong tương lai của châu Á.
Hội nghị cũng là diễn đàn chia sẻ những ý tưởng, bàn thảo và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đang được quan tâm không chỉ của châu Á mà cả toàn cầu, định hướng cho sự phát triển của khu vực năm tới và dài hạn.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới.
Hàng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu.
Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức hàng năm tại Davos (Thụy Sỹ). Bên cạnh Hội nghị Davos, hàng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Hội nghị WEF về Mỹ Latinh, Hội nghị WEF về Trung Đông ...
Đây là các diễn đàn nhằm trao đổi và phân tích đánh giá các vấn đề phát triển của khu vực. Hội nghị WEF Đông Á là một trong những sự kiện khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Từ năm 1989, WEF thường xuyên mời Việt Nam tham dự các Hội nghị thường niên tại Davos và các Hội nghị của WEF về Đông Á. Đặc biệt, WEF đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị WEF Davos 2007. Tại các Hội nghị tiếp sau đó của WEF, Việt Nam đều nhiều lần tham dự ở cấp cao.
Hiện nay, Việt Nam có 12 tập đoàn, tổng công ty lớn là thành viên của WEF, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và VinaCapital là hai thành viên sáng lập.
Các đơn vị khác à thành viên Nhóm các doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng toàn cầu (GGC), gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tổng công ty Xuất nhập Khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Thép (Vinasteel), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Cofico), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank), Tập đoàn Tân Tạo (Tan Tao Group).
Tham dự Hội nghị WEF 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh lần này có các lãnh đạo chính phủ cấp cao trong khu vực, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và báo giới quốc tế. Các chính khách cấp cao dự Hội nghị có Thủ tướng các nước Lào, Campuchia, Myanmar, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (dự kiến), Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy, Phó Tổng thư ký OECD, Bộ trưởng kinh tế một số nước cùng các quan chức cao cấp của các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế như ADB, IMF... cũng tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Việt nam tham dự Hội nghị với gần 20 lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu khai mạc và tham dự hai phiên chính thức trong chương trình. Đặc biệt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một số lãnh đạo bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số học giả Việt Nam sẽ làm diễn giả chính tại các phiên trong chương trình hội nghị.
Hội nghị có khoảng gần 20 phiên, bao gồm năm phiên toàn thể với bốn ngôn ngữ làm việc chính thức Anh, Việt, Trung và Nhật.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với những người đứng đầu Chính phủ và các quan chức cao cấp các nước tham dự hội nghị cũng như làm việc với một số lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới.
Ngoài chương trình chính thức, Việt Nam cũng tổ chức các hoạt động bên lề nhằm giới thiệu về đất nước, con người, sự phát triển kinh tế và hình ảnh năng động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam như Triển lãm“Góc nhìn Việt Nam: điểm đến lý tưởng cho cuộc sống và kinh doanh," Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.”
Bên cạnh đó, còn có loạt chương trình về biến đổi khí hậu và an ninh lương thực của Kênh truyền hình Invest TV thuộc truyền hình cáp VCTV; Không gian Việt giới thiệu nghệ thuật ẩm thực, âm nhạc truyền thống, nghệ thuật rối nước, triển lãm tranh Việt Nam đương đại và nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam...
Ngoài ra, trong thời gian hội nghị diễn ra, WEF còn sắp xếp các cuộc gặp gỡ song phương cho các doanh nghiệp và chính khách; tổ chức các sự kiện của Nhóm Lãnh đạo trẻ Toàn cầu./.
Đây đang là sự kiện được mong đợi bởi chủ đề “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu” đã nói lên tầm quan trọng của hội nghị.
Các nội dung chính sẽ được bàn thảo tại đây tập trung vào những vấn đề đang là mối quan tâm không chỉ của giới quan chức mà của cả những người dân như vai trò đang lên của châu Á; các rủi ro toàn cầu; chương trình tăng trưởng xanh của châu Á và chương trình tăng trưởng trong tương lai của châu Á.
Hội nghị cũng là diễn đàn chia sẻ những ý tưởng, bàn thảo và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đang được quan tâm không chỉ của châu Á mà cả toàn cầu, định hướng cho sự phát triển của khu vực năm tới và dài hạn.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới.
Hàng năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực, quy tụ các nhà lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tôn giáo, các học giả từ khắp thế giới để bàn luận về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu.
Diễn đàn quan trọng nhất của WEF là Hội nghị thường niên được tổ chức hàng năm tại Davos (Thụy Sỹ). Bên cạnh Hội nghị Davos, hàng năm WEF cũng tổ chức các diễn đàn khu vực, tiêu biểu là Hội nghị WEF về Đông Á, Hội nghị WEF về Ấn Độ, Hội nghị WEF về Mỹ Latinh, Hội nghị WEF về Trung Đông ...
Đây là các diễn đàn nhằm trao đổi và phân tích đánh giá các vấn đề phát triển của khu vực. Hội nghị WEF Đông Á là một trong những sự kiện khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Từ năm 1989, WEF thường xuyên mời Việt Nam tham dự các Hội nghị thường niên tại Davos và các Hội nghị của WEF về Đông Á. Đặc biệt, WEF đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị WEF Davos 2007. Tại các Hội nghị tiếp sau đó của WEF, Việt Nam đều nhiều lần tham dự ở cấp cao.
Hiện nay, Việt Nam có 12 tập đoàn, tổng công ty lớn là thành viên của WEF, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và VinaCapital là hai thành viên sáng lập.
Các đơn vị khác à thành viên Nhóm các doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng toàn cầu (GGC), gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tổng công ty Xuất nhập Khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Thép (Vinasteel), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Cofico), Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SIG), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank), Tập đoàn Tân Tạo (Tan Tao Group).
Tham dự Hội nghị WEF 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh lần này có các lãnh đạo chính phủ cấp cao trong khu vực, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới, các học giả và báo giới quốc tế. Các chính khách cấp cao dự Hội nghị có Thủ tướng các nước Lào, Campuchia, Myanmar, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc (dự kiến), Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy, Phó Tổng thư ký OECD, Bộ trưởng kinh tế một số nước cùng các quan chức cao cấp của các tổ chức tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế như ADB, IMF... cũng tham dự và phát biểu tại Hội nghị. Việt nam tham dự Hội nghị với gần 20 lãnh đạo doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ phát biểu khai mạc và tham dự hai phiên chính thức trong chương trình. Đặc biệt, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, một số lãnh đạo bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng một số học giả Việt Nam sẽ làm diễn giả chính tại các phiên trong chương trình hội nghị.
Hội nghị có khoảng gần 20 phiên, bao gồm năm phiên toàn thể với bốn ngôn ngữ làm việc chính thức Anh, Việt, Trung và Nhật.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với những người đứng đầu Chính phủ và các quan chức cao cấp các nước tham dự hội nghị cũng như làm việc với một số lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới.
Ngoài chương trình chính thức, Việt Nam cũng tổ chức các hoạt động bên lề nhằm giới thiệu về đất nước, con người, sự phát triển kinh tế và hình ảnh năng động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam như Triển lãm“Góc nhìn Việt Nam: điểm đến lý tưởng cho cuộc sống và kinh doanh," Hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.”
Bên cạnh đó, còn có loạt chương trình về biến đổi khí hậu và an ninh lương thực của Kênh truyền hình Invest TV thuộc truyền hình cáp VCTV; Không gian Việt giới thiệu nghệ thuật ẩm thực, âm nhạc truyền thống, nghệ thuật rối nước, triển lãm tranh Việt Nam đương đại và nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam...
Ngoài ra, trong thời gian hội nghị diễn ra, WEF còn sắp xếp các cuộc gặp gỡ song phương cho các doanh nghiệp và chính khách; tổ chức các sự kiện của Nhóm Lãnh đạo trẻ Toàn cầu./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam+)