Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang xem xét việc dành cho Myanmar gói viện trợ tài chính có thể vào năm tới, để giúp nước này thanh toán số nợ quá hạn khoảng 900 triệu USD và phát triển nền kinh tế vốn bị cô lập nhiều năm qua.
Theo các nguồn tin thân cận với WB và ADB, hai nhà tài trợ chính cho Myanmar này sẽ cấp cho Myanmar các khoản vay với lãi suất thấp mà một phần trong số này để thanh toán nợ cho các thể chế tài chính tư nhân.
Trong khi đó, các quan chức Myanmar cho biết họ vẫn đang đàm phán với các ngân hàng đa phương và kế hoạch liên quan đó vẫn cần được điều chỉnh trước khi hoàn tất.
Nhật Bản - chủ nợ lớn nhất thế giới của Myanmar - trong tháng tới sẽ tổ chức hội nghị quốc tế tại Tokyo để bàn thảo về vấn đề nợ nần và phát triển của quốc gia Đông Nam Á này bên lề cuộc gặp thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Myanmar đang nợ Nhật Bản khoảng 500 tỷ yen (6,4 tỷ USD).
Hồi tháng 4/2012, Nhật Bản thông báo sẽ xóa nợ cho Myanmar khoảng 300 tỷ yen và nối lại các khoản vay phát triển với lãi suất thấp cho nước này, vốn bị gián đoạn từ năm 1987. Còn số nợ còn lại, Myanmar đồng ý trả thông qua những khoản nợ bắc cầu với các ngân hàng thương mại Nhật Bản.
Phát biểu cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi nói rằng Nhật Bản mong muốn thúc đẩy nỗ lực toàn cầu nhằm hỗ trợ Myanmar tăng trưởng kinh tế, và cuộc gặp tại Tokyo, dự kiến vào ngày 11/10 tới, có thể sẽ đưa ra những định hướng rõ nét hơn về vấn đề này.
Myanmar nợ ADB và WB lần lượt 500 triệu USD và 400 triệu USD. Họ còn vay mượn song phương từ các quốc gia khác như Đức, Đan Mạch và Pháp.
Cuộc gặp tháng 10 tại Tokyo sẽ có sự tham gia của bộ trưởng và thứ trưởng đến từ khoảng 30 quốc gia và tổ chức quốc tế. Pháp dự kiến sẽ đại diện cho "Câu lạc bộ Paris" - nhóm các nền kinh tế tiên tiến cho các nước đang phát triển thế giới vay tiền./.
Theo các nguồn tin thân cận với WB và ADB, hai nhà tài trợ chính cho Myanmar này sẽ cấp cho Myanmar các khoản vay với lãi suất thấp mà một phần trong số này để thanh toán nợ cho các thể chế tài chính tư nhân.
Trong khi đó, các quan chức Myanmar cho biết họ vẫn đang đàm phán với các ngân hàng đa phương và kế hoạch liên quan đó vẫn cần được điều chỉnh trước khi hoàn tất.
Nhật Bản - chủ nợ lớn nhất thế giới của Myanmar - trong tháng tới sẽ tổ chức hội nghị quốc tế tại Tokyo để bàn thảo về vấn đề nợ nần và phát triển của quốc gia Đông Nam Á này bên lề cuộc gặp thường niên của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Myanmar đang nợ Nhật Bản khoảng 500 tỷ yen (6,4 tỷ USD).
Hồi tháng 4/2012, Nhật Bản thông báo sẽ xóa nợ cho Myanmar khoảng 300 tỷ yen và nối lại các khoản vay phát triển với lãi suất thấp cho nước này, vốn bị gián đoạn từ năm 1987. Còn số nợ còn lại, Myanmar đồng ý trả thông qua những khoản nợ bắc cầu với các ngân hàng thương mại Nhật Bản.
Phát biểu cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi nói rằng Nhật Bản mong muốn thúc đẩy nỗ lực toàn cầu nhằm hỗ trợ Myanmar tăng trưởng kinh tế, và cuộc gặp tại Tokyo, dự kiến vào ngày 11/10 tới, có thể sẽ đưa ra những định hướng rõ nét hơn về vấn đề này.
Myanmar nợ ADB và WB lần lượt 500 triệu USD và 400 triệu USD. Họ còn vay mượn song phương từ các quốc gia khác như Đức, Đan Mạch và Pháp.
Cuộc gặp tháng 10 tại Tokyo sẽ có sự tham gia của bộ trưởng và thứ trưởng đến từ khoảng 30 quốc gia và tổ chức quốc tế. Pháp dự kiến sẽ đại diện cho "Câu lạc bộ Paris" - nhóm các nền kinh tế tiên tiến cho các nước đang phát triển thế giới vay tiền./.
Trang Nhung (TTTXVN)