Chiều 26/7, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tổ chức họp báo nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Pamela Cox.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà Pamela Cox từ khi đảm nhận cương vị này vào tháng Một năm nay.
Trong chuyến thăm này, bà Pamela Cox đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ và các đối tác khác để thảo luận những thách thức và cơ hội phát triển của Việt Nam.
Chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ đói nghèo giảm còn 10%, tỷ lệ nhập học bậc tiểu học đã đạt gần 100% và gần như tất cả mọi người đều được sử dụng điện, bà Pamela Cox bày tỏ mong muốn tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh cải cách nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng cạnh tranh hơn, tăng trưởng mạnh hơn và đói nghèo giảm nhanh hơn.
Bà Pamela Cox chia sẻ, mặc dù có nhiều thành tựu song Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn để tiếp tục giảm nghèo. Tái cấu trúc đầu tư công, khu vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước là những lĩnh vực then chốt để giảm nguy cơ đối với nền kinh tế và giúp Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình thành công.
Trong vai trò Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Pamela Cox cho biết Chiến lược Đối tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam giai đoạn 2012-2016 hỗ trợ ba lĩnh vực đột phá như phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thể chế thị trường và phát triển cơ sở hạ tầng.
Chiến lược này hỗ trợ các khoản đầu tư và chính sách trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt. Các trụ cột gồm có tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam; mở rộng điều kiện tiếp cận với cơ hội. Các chủ đề xuyên suốt gồm có: tăng cường quản trị, hỗ trợ bình đẳng giới và tăng cường khả năng chống chọi với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên và tác động của biến đổi khí hậu.
Nhân chuyến thăm này, bà Pamela Cox sẽ tới thăm một trạm y tế xã tại tỉnh Thừa Thiên-Huế được xây dựng từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới, thăm một dự án trồng rừng trên địa bàn. Ở thành phố Đà Nẵng, bà Cox sẽ dừng chân ở một số dự án hạ tầng đô thị để trò chuyện với người dân.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với bà Pamela Cox.
Tại buổi làm việc, Bộ Tài chính đề nghị WB kéo dài thời gian tiếp cận vốn IDA cho Việt Nam. IDA là nguồn vốn cho vay rất ưu đãi của Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới. Đây là nguồn vốn ưu đãi không tính lãi suất, phí dịch vụ khoản vay chỉ là 0,75%/năm, thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng khoản vay vốn IDA hàng năm rất có ý nghĩa với Việt Nam khi được WB tài trợ từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD bởi tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam còn cao, Chính phủ Việt Nam vẫn phải nỗ lực giảm nghèo tại 63 huyện nghèo trọng điểm trên cả nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nước dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hiện Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững.
Theo bà Pamela Cox, để kéo dài thời gian tiếp cận vốn IDA, trong quá trình làm việc với các nhà tài trợ, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra một quan điểm và lập trường có tính thuyết phục và vững chắc. Việt Nam có thể nghiên cứu bài học của một số nước để vừa được vay vốn IBRD, vừa nhận được vốn ưu đãi khác. WB cũng cho biết từ nay đến thời điểm kiểm điểm giữa kỳ IDA 16, nếu Việt Nam có thể đàm phán và ký kết được khoảng 40% tổng vốn (khoảng 1,6 tỷ USD), khả năng được gia hạn là chắc chắn.
Cũng trong buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị WB hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng khung khổ chính sách, pháp luật, nhất là trong quản trị, giám sát các doanh nghiệp nhà nước, xây dựng dự thảo Luật Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước để trình Quốc hội. Bộ Tài chính đề nghị WB hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để cơ cấu lại tài chính, đặc biệt là vấn đề liên quan đến nợ xấu của các doanh nghiệp.
Theo WB, tháng Tám tới, ngân hàng này sẽ cử một đoàn làm việc và trao đổi với các nhà tài trợ, để xem xét hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước./.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà Pamela Cox từ khi đảm nhận cương vị này vào tháng Một năm nay.
Trong chuyến thăm này, bà Pamela Cox đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ và các đối tác khác để thảo luận những thách thức và cơ hội phát triển của Việt Nam.
Chúc mừng Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ đói nghèo giảm còn 10%, tỷ lệ nhập học bậc tiểu học đã đạt gần 100% và gần như tất cả mọi người đều được sử dụng điện, bà Pamela Cox bày tỏ mong muốn tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh cải cách nhằm giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng cạnh tranh hơn, tăng trưởng mạnh hơn và đói nghèo giảm nhanh hơn.
Bà Pamela Cox chia sẻ, mặc dù có nhiều thành tựu song Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn để tiếp tục giảm nghèo. Tái cấu trúc đầu tư công, khu vực tài chính và doanh nghiệp nhà nước là những lĩnh vực then chốt để giảm nguy cơ đối với nền kinh tế và giúp Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình thành công.
Trong vai trò Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Pamela Cox cho biết Chiến lược Đối tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới với Việt Nam giai đoạn 2012-2016 hỗ trợ ba lĩnh vực đột phá như phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thể chế thị trường và phát triển cơ sở hạ tầng.
Chiến lược này hỗ trợ các khoản đầu tư và chính sách trong một khuôn khổ chiến lược gồm ba trụ cột và ba chủ đề xuyên suốt. Các trụ cột gồm có tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường tính bền vững trong quá trình phát triển của Việt Nam; mở rộng điều kiện tiếp cận với cơ hội. Các chủ đề xuyên suốt gồm có: tăng cường quản trị, hỗ trợ bình đẳng giới và tăng cường khả năng chống chọi với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài, các thảm họa thiên nhiên và tác động của biến đổi khí hậu.
Nhân chuyến thăm này, bà Pamela Cox sẽ tới thăm một trạm y tế xã tại tỉnh Thừa Thiên-Huế được xây dựng từ nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới, thăm một dự án trồng rừng trên địa bàn. Ở thành phố Đà Nẵng, bà Cox sẽ dừng chân ở một số dự án hạ tầng đô thị để trò chuyện với người dân.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với bà Pamela Cox.
Tại buổi làm việc, Bộ Tài chính đề nghị WB kéo dài thời gian tiếp cận vốn IDA cho Việt Nam. IDA là nguồn vốn cho vay rất ưu đãi của Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới. Đây là nguồn vốn ưu đãi không tính lãi suất, phí dịch vụ khoản vay chỉ là 0,75%/năm, thời hạn 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho rằng khoản vay vốn IDA hàng năm rất có ý nghĩa với Việt Nam khi được WB tài trợ từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD bởi tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam còn cao, Chính phủ Việt Nam vẫn phải nỗ lực giảm nghèo tại 63 huyện nghèo trọng điểm trên cả nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nước dễ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hiện Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững.
Theo bà Pamela Cox, để kéo dài thời gian tiếp cận vốn IDA, trong quá trình làm việc với các nhà tài trợ, Chính phủ Việt Nam cần đưa ra một quan điểm và lập trường có tính thuyết phục và vững chắc. Việt Nam có thể nghiên cứu bài học của một số nước để vừa được vay vốn IBRD, vừa nhận được vốn ưu đãi khác. WB cũng cho biết từ nay đến thời điểm kiểm điểm giữa kỳ IDA 16, nếu Việt Nam có thể đàm phán và ký kết được khoảng 40% tổng vốn (khoảng 1,6 tỷ USD), khả năng được gia hạn là chắc chắn.
Cũng trong buổi làm việc này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị WB hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng khung khổ chính sách, pháp luật, nhất là trong quản trị, giám sát các doanh nghiệp nhà nước, xây dựng dự thảo Luật Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước để trình Quốc hội. Bộ Tài chính đề nghị WB hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để cơ cấu lại tài chính, đặc biệt là vấn đề liên quan đến nợ xấu của các doanh nghiệp.
Theo WB, tháng Tám tới, ngân hàng này sẽ cử một đoàn làm việc và trao đổi với các nhà tài trợ, để xem xét hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước./.
Hồng Điệp-Thúy Hiền (TTXVN)