Trong dự báo mới nhất về giá lương thực thế giới công bố ngày 31/1, các chuyên gia thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định trong năm 2012 này, giá mặt hàng chiến lược này có thể giảm do nhu cầu tiêu dùng giảm và nguồn cung lương thực toàn cầu tăng.
Báo cáo cho biết giá lương thực toàn cầu trong quý 4/2011 đã giảm 8% do nguồn cung tăng và đà phục hồi khá mong manh của nền kinh tế thế giới sau suy thoái.
Sau khi tăng mạnh hồi đầu năm, giá lương thực đã giảm 5 tháng liên tiếp vào cuối năm 2011 dẫn đến chỉ số giá lương thực trong tháng 12/2011 thấp hơn 7% so với tháng 12/2010 và thấp hơn 14% so với mức đỉnh của năm vào tháng Hai.
Song, chỉ số giá lương thực trung bình của năm 2011 vẫn ở mức cao, 210 điểm so với mức 169 điểm của năm 2010. Giá trung bình trong năm 2011 của nhiều loại lương thực chủ chốt như lúa mì, ngô và gạo vẫn cao hơn mức trung bình của năm 2010.
Tuy nhiên, WB cũng thận trọng cảnh báo một số sức ép tăng giá lương thực vẫn tiềm ẩn như lượng lương thực sử dụng chế tạo nhiên liệu sinh học có thể tăng cao nếu giá dầu tăng; tỷ lệ giữa nguồn dự trữ và nhu cầu sử dụng ngô vẫn rất thấp; biến động của giá dầu do tình hình bất ổn định ở các nước sản xuất dầu; biến đổi khí hậu....
Hiện tượng thời tiết La Nina tác động đến khu vực Thái Bình Dương có thể làm giảm sản lượng ngô và đậu tương ở 2 nước sản xuất chủ lực là Brazil và Argentina.
WB kêu gọi chính phủ các nước tăng cường kiểm soát giá và thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo ổn định nguồn cung cấp lương thực.
Giá ngũ cốc tăng trong thời kỳ giáp hạt đe doạ làm tình trạng mất an ninh lương thực tồi tệ hơn đặc biệt ở châu Phi.
WB đã cung cấp 1,88 tỷ USD để cứu trợ, cải thiện an sinh xã hội và giảm tác động của thiên tai và xung đột, thúc đẩy phục hồi kinh tế đồng thời tăng nguồn tín dụng nông nghiệp dành cho các nước nghèo đang phát triển từ 4,1 tỷ USD năm 2008 lên 8 tỷ USD năm 2011.
Các quan chức WB cảnh báo thời kỳ tăng giá lương thực tồi tệ nhất có thể đã qua nhưng thế giới vẫn cần cảnh giác./.
Báo cáo cho biết giá lương thực toàn cầu trong quý 4/2011 đã giảm 8% do nguồn cung tăng và đà phục hồi khá mong manh của nền kinh tế thế giới sau suy thoái.
Sau khi tăng mạnh hồi đầu năm, giá lương thực đã giảm 5 tháng liên tiếp vào cuối năm 2011 dẫn đến chỉ số giá lương thực trong tháng 12/2011 thấp hơn 7% so với tháng 12/2010 và thấp hơn 14% so với mức đỉnh của năm vào tháng Hai.
Song, chỉ số giá lương thực trung bình của năm 2011 vẫn ở mức cao, 210 điểm so với mức 169 điểm của năm 2010. Giá trung bình trong năm 2011 của nhiều loại lương thực chủ chốt như lúa mì, ngô và gạo vẫn cao hơn mức trung bình của năm 2010.
Tuy nhiên, WB cũng thận trọng cảnh báo một số sức ép tăng giá lương thực vẫn tiềm ẩn như lượng lương thực sử dụng chế tạo nhiên liệu sinh học có thể tăng cao nếu giá dầu tăng; tỷ lệ giữa nguồn dự trữ và nhu cầu sử dụng ngô vẫn rất thấp; biến động của giá dầu do tình hình bất ổn định ở các nước sản xuất dầu; biến đổi khí hậu....
Hiện tượng thời tiết La Nina tác động đến khu vực Thái Bình Dương có thể làm giảm sản lượng ngô và đậu tương ở 2 nước sản xuất chủ lực là Brazil và Argentina.
WB kêu gọi chính phủ các nước tăng cường kiểm soát giá và thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo ổn định nguồn cung cấp lương thực.
Giá ngũ cốc tăng trong thời kỳ giáp hạt đe doạ làm tình trạng mất an ninh lương thực tồi tệ hơn đặc biệt ở châu Phi.
WB đã cung cấp 1,88 tỷ USD để cứu trợ, cải thiện an sinh xã hội và giảm tác động của thiên tai và xung đột, thúc đẩy phục hồi kinh tế đồng thời tăng nguồn tín dụng nông nghiệp dành cho các nước nghèo đang phát triển từ 4,1 tỷ USD năm 2008 lên 8 tỷ USD năm 2011.
Các quan chức WB cảnh báo thời kỳ tăng giá lương thực tồi tệ nhất có thể đã qua nhưng thế giới vẫn cần cảnh giác./.
(TTXVN/Vietnam+)