Ngày 13/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký hiệp định tài trợ và các văn kiện pháp lý liên quan của Khoản vay Chính sách Phát triển Chương trình Cải cách Đầu tư công lần thứ 2; dự án Quản lý thủy lợi phục vụ phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long; dự án Cấp nước và nước thải đô thị.
Tổng nguồn vốn tài trợ của WB cho ba dự án trên lên tới 710 triệu USD.
Theo bà Victoria Kwakwa, Trưởng đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, mục tiêu của việc tài trợ vốn 3 dự án trên nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư công từ việc chuẩn bị và thẩm định dự án, đấu thấu, quản lý tài chính công.
Bên cạnh đó, việc ký kết khoản vay ngày hôm nay cũng góp phần cung cấp nước sạch, đối phó với biến đổi khí hậu cho khu vực dân cư thuộc dự án...Các dự án trên không chỉ hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng mà hỗ trợ cả các vấn đề chính sách.
Khoản vay dự án Cấp nước và nước thải đô thị giai đoạn 1 là 200 triệu USD. Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh cấp nước sạch, thu gom và xử lý chất thải thoát nước. Việc hoàn thành mục tiêu này sẽ được lượng hóa bằng các chỉ số: mở rộng mạng lưới bao phủ, tăng lượng nước thải được xử lý, giảm ngập úng trong khu vực đô thị, tăng cường tính bền vững bằng cách tăng các chỉ số hoạt động, giá nước và phí nước thải.
Việc cấp nước bao gồm 7 dự án thành phần tại các tỉnh: Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Kiên Giang, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước. Thu gom xử lý nước thải bao gồm 7 dự án thành phần tại các tỉnh Ninh Bình; Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Phước.
Khoản vay chính sách Phát triển Chương trình Cải cách Đầu tư công lần thứ 2 có tổng trị giá là 350 triệu USD. Các lĩnh vực chính sách được cải thiện trong khuôn khổ khoản vay lần thứ hai tập trung vào các lĩnh vực: rà soát môi trường cho dự án đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn công; quản lý môi trường; chuẩn bị và thẩm định dự án, quản lý tài chính công, giám sát và đánh giá dự án.
Khoản vay thứ 3 dành cho dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng nguồn vốn tài trợ 160 triệu USD. Phạm vi thực hiện dự án tại 7 tỉnh, thành phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ.
Dự án nhằm bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tăng năng suất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao công tác cấp nước sạch cho các hộ dân ở vùng nông thôn và góp phần thích nghi với biến đổi khí hậu./.
Tổng nguồn vốn tài trợ của WB cho ba dự án trên lên tới 710 triệu USD.
Theo bà Victoria Kwakwa, Trưởng đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, mục tiêu của việc tài trợ vốn 3 dự án trên nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư công từ việc chuẩn bị và thẩm định dự án, đấu thấu, quản lý tài chính công.
Bên cạnh đó, việc ký kết khoản vay ngày hôm nay cũng góp phần cung cấp nước sạch, đối phó với biến đổi khí hậu cho khu vực dân cư thuộc dự án...Các dự án trên không chỉ hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng mà hỗ trợ cả các vấn đề chính sách.
Khoản vay dự án Cấp nước và nước thải đô thị giai đoạn 1 là 200 triệu USD. Mục tiêu của dự án nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh cấp nước sạch, thu gom và xử lý chất thải thoát nước. Việc hoàn thành mục tiêu này sẽ được lượng hóa bằng các chỉ số: mở rộng mạng lưới bao phủ, tăng lượng nước thải được xử lý, giảm ngập úng trong khu vực đô thị, tăng cường tính bền vững bằng cách tăng các chỉ số hoạt động, giá nước và phí nước thải.
Việc cấp nước bao gồm 7 dự án thành phần tại các tỉnh: Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Nam, Kiên Giang, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước. Thu gom xử lý nước thải bao gồm 7 dự án thành phần tại các tỉnh Ninh Bình; Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Phước.
Khoản vay chính sách Phát triển Chương trình Cải cách Đầu tư công lần thứ 2 có tổng trị giá là 350 triệu USD. Các lĩnh vực chính sách được cải thiện trong khuôn khổ khoản vay lần thứ hai tập trung vào các lĩnh vực: rà soát môi trường cho dự án đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn công; quản lý môi trường; chuẩn bị và thẩm định dự án, quản lý tài chính công, giám sát và đánh giá dự án.
Khoản vay thứ 3 dành cho dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng nguồn vốn tài trợ 160 triệu USD. Phạm vi thực hiện dự án tại 7 tỉnh, thành phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ.
Dự án nhằm bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tăng năng suất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao công tác cấp nước sạch cho các hộ dân ở vùng nông thôn và góp phần thích nghi với biến đổi khí hậu./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)