Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra trên toàn cầu, bà Victor Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.
Nhận định về việc vừa qua Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo đầy đủ về năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế trong năm 2012, trong đó Việt Nam bị tụt hạng 10 bậc, bà Victor Kwakwa cho rằng Việt Nam bị hạ bậc uy tín là do những vấn đề trong các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, những thách thức về cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề cao, quản lý chưa thật hiệu quả...
Tuy nhiên, việc WEF đánh giá lần này lại sử dụng số liệu của năm 2011. Thời điểm đó, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam mất ổn định, do vậy WEF công bố làm giảm thứ hạng năng lực cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam.
Bước sang năm 2012 kinh tế vĩ mô của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đưa ra đã phát huy hiệu quả về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng...
Nếu đều này được duy trì sẽ tích cực thúc đẩy cho thứ hạng năm 2013, bởi chỉ số này được đánh giá dựa trên số liệu năm 2012.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt xảy ra trên toàn cầu, Việt Nam không nên thỏa mãn mà cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để đi đầu trong “cuộc chơi” này, bà Victor Kwakwa nhận định.
Để cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam thời gian tới, bà Victor Kwakwa khuyến cáo một trong những điều được đề cập trong báo cáo mà Việt Nam thực hiện không hiệu quả là hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, chương trình đầu tư công...
Do vậy, Việt Nam cần tạo một "sân chơi" bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với tư nhân, đảm bảo minh bạch trong quản lý tài chính thông qua việc công bố kết quả kiểm toán độc lập, đồng thời cải thiện quá trình lựa chọn đối với các khoản đầu tư công...
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nhất là việc đơn giản hóa và tinh giản các thủ tục, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp bền vững cho vấn đề nợ xấu./
Nhận định về việc vừa qua Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo đầy đủ về năng lực cạnh tranh toàn cầu của các nền kinh tế trong năm 2012, trong đó Việt Nam bị tụt hạng 10 bậc, bà Victor Kwakwa cho rằng Việt Nam bị hạ bậc uy tín là do những vấn đề trong các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, những thách thức về cơ sở hạ tầng, lao động có tay nghề cao, quản lý chưa thật hiệu quả...
Tuy nhiên, việc WEF đánh giá lần này lại sử dụng số liệu của năm 2011. Thời điểm đó, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam mất ổn định, do vậy WEF công bố làm giảm thứ hạng năng lực cạnh tranh năm 2012 của Việt Nam.
Bước sang năm 2012 kinh tế vĩ mô của Việt Nam được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đưa ra đã phát huy hiệu quả về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng...
Nếu đều này được duy trì sẽ tích cực thúc đẩy cho thứ hạng năm 2013, bởi chỉ số này được đánh giá dựa trên số liệu năm 2012.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt xảy ra trên toàn cầu, Việt Nam không nên thỏa mãn mà cần phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để đi đầu trong “cuộc chơi” này, bà Victor Kwakwa nhận định.
Để cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam thời gian tới, bà Victor Kwakwa khuyến cáo một trong những điều được đề cập trong báo cáo mà Việt Nam thực hiện không hiệu quả là hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, chương trình đầu tư công...
Do vậy, Việt Nam cần tạo một "sân chơi" bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với tư nhân, đảm bảo minh bạch trong quản lý tài chính thông qua việc công bố kết quả kiểm toán độc lập, đồng thời cải thiện quá trình lựa chọn đối với các khoản đầu tư công...
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nhất là việc đơn giản hóa và tinh giản các thủ tục, tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ Việt Nam cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp bền vững cho vấn đề nợ xấu./
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)