Ngày 24/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã kêu gọi nhóm G-20 gồm các nền kinh tế phát triển và đang phát triển hàng đầu tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới dài hạn và trên cơ sở toàn cầu vì đây là biện pháp hiệu quả nhất để giúp hàng chục triệu người ở các nước đang phát triển thoát khỏi nghèo khổ.
Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ở các nước đang phát triển sẽ kích hoạt chu kỳ mới các nhu cầu toàn cầu bền vững, đa dạng hơn và ổn định hơn.
Trong báo cáo chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao G-20 tại Toronto (Canada), WB nhận định chỉ giảm 0,5% mức độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển do chi phí vốn cao và hiệu quả đầu tư thấp do khủng hoảng kinh tế cũng đủ để đẩy thêm 80 triệu người trở lại nghèo khổ trong vòng 10 năm tới.
Thúc đẩy chiến lược tăng trưởng kinh tế toàn cầu đặc biệt quan trọng để cải thiện triển vọng kinh tế của các nước có thu nhập thấp phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển (ODA) và kiều hối.
Các nước đang phát triển mở ra khả năng lợi nhuận đầu tư cao cũng hỗ trợ tạo việc làm ở các nước phát triển. Thúc đẩy đa cực tăng trưởng ở các nước đang phát triển có thể đóng góp quan trọng thúc đẩy tái cân bằng cơ cấu cần thiết để tăng trưởng bền vững nền kinh tế toàn cầu.
Với tinh thần này, WB kêu gọi Hội nghị cấp cao của G-20 không tập trung kiềm chế ngay lập tức cuộc khủng hoảng nợ công vì như vậy sẽ làm chệch hướng các nhu cầu tăng trưởng bền vững dài hạn.
Báo cáo của WB khẳng định, các nước đang phát triển ngày càng trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hai năm qua đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ của những nước này, trong đó nhiều nước không còn nguồn cho các chương trình xã hội xóa đói nghèo.
Vì vậy, G-20 cần để việc giải quyết khủng hoảng nợ của các nước giàu vào giai đoạn tới và tập trung giải quyết thách thức chính hiện nay của nền kinh tế thế giới là thúc đẩy tăng trưởng bền vững toàn cầu./.
Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn ở các nước đang phát triển sẽ kích hoạt chu kỳ mới các nhu cầu toàn cầu bền vững, đa dạng hơn và ổn định hơn.
Trong báo cáo chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao G-20 tại Toronto (Canada), WB nhận định chỉ giảm 0,5% mức độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển do chi phí vốn cao và hiệu quả đầu tư thấp do khủng hoảng kinh tế cũng đủ để đẩy thêm 80 triệu người trở lại nghèo khổ trong vòng 10 năm tới.
Thúc đẩy chiến lược tăng trưởng kinh tế toàn cầu đặc biệt quan trọng để cải thiện triển vọng kinh tế của các nước có thu nhập thấp phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển (ODA) và kiều hối.
Các nước đang phát triển mở ra khả năng lợi nhuận đầu tư cao cũng hỗ trợ tạo việc làm ở các nước phát triển. Thúc đẩy đa cực tăng trưởng ở các nước đang phát triển có thể đóng góp quan trọng thúc đẩy tái cân bằng cơ cấu cần thiết để tăng trưởng bền vững nền kinh tế toàn cầu.
Với tinh thần này, WB kêu gọi Hội nghị cấp cao của G-20 không tập trung kiềm chế ngay lập tức cuộc khủng hoảng nợ công vì như vậy sẽ làm chệch hướng các nhu cầu tăng trưởng bền vững dài hạn.
Báo cáo của WB khẳng định, các nước đang phát triển ngày càng trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hai năm qua đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ của những nước này, trong đó nhiều nước không còn nguồn cho các chương trình xã hội xóa đói nghèo.
Vì vậy, G-20 cần để việc giải quyết khủng hoảng nợ của các nước giàu vào giai đoạn tới và tập trung giải quyết thách thức chính hiện nay của nền kinh tế thế giới là thúc đẩy tăng trưởng bền vững toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)