Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập tại Hội nghị Bretton Woods, vào tháng 7/1944, ở bang New Hampshire, Mỹ và chính thức đi vào hoạt động ngày 25/6/1946.
Ban đầu WB có mục đích khôi phục các nước châu Âu sau chiến tranh. Từ một tổ chức có trụ sở duy nhất tại Washington D.C, Mỹ, sau 64 năm hoạt động, WB giờ đây đã có mặt tại 186 quốc gia, với đội ngũ nhân viên đa dạng, trình độ đa ngành gồm các nhà kinh tế học, chuyên gia chính sách công, chuyên gia chuyên ngành, nhà khoa học xã hội.
WB hiện có năm tổ chức thành viên gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) và Trung tâm Quốc tế Giải quyết những Tranh chấp đầu tư (ICSID).
Ngày nay, tái thiết vẫn là trọng tâm hàng đầu của WB cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang chuyển đổi bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên, xung đột vũ trang cũng như trong các hoạt động nhân đạo khẩn cấp. Tuy nhiên, trọng tâm chính yếu của WB hiện tại là hướng vào việc xóa đói giảm nghèo.
WB lần đầu tiên lập quan hệ với Việt Nam vào ngày 21/9/1956 qua chính quyền Sài Gòn cũ. Năm 1976, WB quay lại Việt Nam với dự án thủy lợi Dầu Tiếng và tiếp tục đặt quan hệ với Việt Nam từ năm 1994 đến nay.
Kể từ khi quay trở lại, WB đã cho Việt Nam vay tới 10 tỷ USD tín dụng ưu đãi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm, phát triển nông thôn, đô thị cũng như trực tiếp hỗ trợ ngân sách cho việc phát triển các chính sách mới, từng bước cải cách các mặt của nền kinh tế. Số dự án mà WB tài trợ cho đến nay đã lên đến khoảng 80 dự án, với 40 dự án đang có hiệu lực thực hiện.
Không chỉ cung cấp tài chính, WB còn hỗ trợ Việt Nam các kinh nghiệm quốc tế liên quan đến quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, đối phó với các thách thức phát triển bền vững, phát triển đô thị hiện đại thông qua các khoản đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này.
Những nghiên cứu của WB được giới học giả cũng như các nhà lập chính sách của Việt Nam sử dụng rộng rãi. Nhiều sản phẩm tri thức như Báo cáo Phát triển Việt nam hàng năm, Báo cáo cập nhật kinh tế, Báo cáo quản lý tài chính công, Chiến lược phát triển ngành môi trường, điện, giao thông... luôn được đánh giá cao.
Ngoài việc trực tiếp cung cấp tín dụng ưu đãi và tư vấn chính sách, WB còn được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao trong vai trò điều phối các nhà tài trợ.
Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ thường niên, do WB và Bộ Kế hoạch-Đầu tư chủ trì luôn được đánh giá cao không chỉ qua số tiền các nhà tài trợ cam kết ngày càng tăng (năm 2009 là tám tỷ USD) mà đây đã thực sự trở thành một cơ chế thảo luận và đóng góp, qua đó các nhà tài trợ và Chính phủ đối thoại thẳng thắn về nhiều vấn đề phát triển của Việt Nam.
Qua cơ chế thảo luận này, Chính phủ Việt Nam đã thu nhận được nhiều kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý điều hành đất nước nói chung, cũng như từng ngành nói riêng.
Nhân kỷ niệm 64 năm, ngày WB chính thức hoạt động (25/6), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã thực hiện cuộc phóng vấn với bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, nhằm tìm hiểu thêm về những thành công nổi bật của WB tại Việt Nam, những đánh giá cũng như dự báo của WB về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Thưa bà Victoria Kwakwa, tính đến thời điểm hiện nay, WB đã hoạt động tại Việt Nam được một thời gian khá dài và đạt được những thành công nhất định. Vậy, bà có thể cho biết thành công nổi bật nhất của WB tại Việt Nam là gì?
Bà Victoria Kwakwa: Vâng, cảm ơn bạn đã có một câu hỏi rất hay. Tôi cũng xin phải nhấn mạnh ngay từ đầu rằng chúng tôi rất coi trọng mối quan hệ đối tác giữa WB với Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng mối quan hệ đối tác này là rất quan trọng và tất cả những gì mà chúng tôi đã đạt được ở Việt Nam đều là thành tựu chung giữa Chính phủ Việt Nam và WB.
Như bạn đã biết, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong việc nâng cao đời sống của người dân và chúng tôi rất vui mừng khi được cùng tham gia vào quá trình này.
Cùng với đó, chúng tôi đã hỗ trợ về mặt tài chính, về mặt tri thức cũng như những ý tưởng mới cho Chính phủ Việt Nam để Việt Nam thực hiện cho quá trình phát triển của mình.
Hiện có rất nhiều các dự án, kể cả các dự án về tài chính cũng như những chính sách mà WB hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đều đã rất thành công như các khoản tín dụng về xóa đói giảm nghèo.
Trong suốt 10 năm qua, chúng tôi luôn thực hiện các khoản tín dụng này và nó đã hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam thực hiện được rất nhiều, từ những cải tổ cải cách trong lĩnh vực y tế, xã hội cho đến kinh tế, giáo dục...
Một số dự án khác cũng được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao như Chương trình tín dụng nông thôn, WB đã hỗ trợ rất nhiều cho các khu vực nông thôn vùng xâu, vùng xa, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc; Chương trình phát triển điện khí hóa nông thôn cũng là một trong những chương trình đã đạt được tỷ lệ thành công đáng khích lệ với mạng lưới điện bao phủ lên tới 96% lãnh thổ Việt Nam.
Tóm lại, tôi nghĩ rằng WB đã có những sự hỗ trợ rất rộng cho nhiều lĩnh vực của Việt Nam và đặc biệt là tham gia vào hỗ trợ công cuộc đổi mới của Việt Nam. Đây cũng là điều mà chúng tôi cảm thấy rất tự hào.
Và cuối cùng, tôi cũng phải nói lại rằng thành công của chúng tôi ở Việt Nam không chỉ là thành công riêng của WB mà còn là thành công của mối quan hệ đối tác giữa WB và Chính phủ Việt Nam.
WB có nguồn tài chính, ý tưởng và giám sát việc thực hiện dự án, còn bản thân việc thực hiện dự án là do Chính phủ Việt Nam. Vì vậy, đây là sự thành công chung của mối quan hệ đối tác giữa hai bên.
Vâng, bà vừa nhắc đến việc WB đã cung cấp và hỗ trợ một lượng tín dụng cho Việt Nam. Vậy bà đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng lượng tín dụng này của Chính phủ Việt Nam?
Bà Victoria Kwakwa: Mỗi khi WB chuẩn bị thực hiện một dự án đầu tư, cả trong quá trình thực hiện và kết thúc dự án, chúng tôi đều có những báo cáo độc lập về việc thực hiện và hoàn thành dự án đó như thế nào!
Việc đánh giá này do một đơn vị độc lập của WB và từ trước đến nay, tất cả các dự án mà WB đầu tư ở Việt Nam đều được nhóm đánh giá độc lập này cho rằng có kết quả khả quan, đạt từ mức trung bình trở lên. Điều đó cho thấy, hoạt động đầu tư về tài chính của WB là có ảnh hưởng thực sự đến người dân và đem lại nhưng ảnh hưởng tốt và có hiệu quả cho họ.
Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta còn có thể làm được nhiều việc tốt hơn nữa để tăng cường tính hiệu quả của các khoản tín dụng này ở Việt Nam. Theo những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện riêng luôn cho thấy, lượng tín dụng mà WB cấp cho Việt Nam đều luôn đạt mức hoàn thành và thỏa mãn những yêu cầu đặt ra ban đầu.
Việt Nam đang trên đường phát triển và đồng hành với đó là không ít những thách thức, khó khăn. Vậy theo bà, những thách thức đó là gì và WB sẽ làm gì để hỗ trợ Việt Nam vượt qua những thách thức này?
Bà Victoria Kwakwa: Chúng tôi nghĩ rằng cơ sở hạ tầng là thử thách lớn nhất và đầu tiên của Việt Nam. Cơ sở hạ tầng ở đây không chỉ là số lượng mà cả chất lượng và cách tiếp cận các cơ sở hạ tầng này.
Ví dụ như về đường sá, chúng ta cần xây dựng thêm nhiều đường sá để người dân có thể tiếp cận được với các thị trường, giúp họ có thể đem các sản phẩm của mình ra chợ bán dễ dàng hơn, giúp các doanh nghiệp dễ dàng chuyên chở hàng hóa...
Hoặc về lĩnh vực điện, mặc dù tỷ lệ bao phủ điện của Việt Nam là tương đối tốt nhưng về chất lượng, vẫn còn nhiều điều đáng phải nói đến. Tất cả những điều đó, nếu chúng ta thực hiện được tốt hơn, sẽ làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Thử thách tiếp theo của Việt Nam là việc phát triển con người. Tôi nghĩ rằng đây vừa là một thử thách, vừa là một bước đột phá bởi nếu Việt Nam muốn tiến lên một bước phát triển mới, sẽ luôn cần người có những kỹ năng cao hơn và tốt hơn, để họ có thể làm được những việc phức tạp hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam việc tiếp cận với giáo dục không phải vấn đề lớn bởi người dân luôn có cơ hội đi học, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn cần phải cải tạo hơn nữa, đặc biệt là giáo dục cấp cao, từ Đại học trở lên. Những cải cách trong lĩnh vực này cũng sẽ là thử thách lớn của Việt Nam trong tương lai.
Việc tiếp tục xây dựng những thể chế hiện đại để quản lý đất nước trong tương lai cũng là một thử thách của Việt Nam. Đấy là những qui định, những cơ sở pháp lý, những khuôn khổ để giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thể chuyển đổi một cách đầy đủ sang nền kinh tế thị trường.
Một vấn đề nữa trong việc xây dựng thể chế này là việc phòng chống tham nhũng. Việt Nam cần phải làm thế nào để tham nhũng không làm cản bước phát triển của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải chú trọng đến việc quản lý được các tập đoàn kinh tế lớn. Việt Nam hiện đang trong quá trình hình thành nhiều tập đoàn kinh tế và những tập đoàn này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho Việt Nam.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng cần phải quản lý tốt những tập đoàn này, nếu không, nó sẽ đem lại những rủi ro cho nền kinh tế của Việt Nam.
Thưa bà, hiện nay kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Vậy bà có thể cho biết một số đánh giá và dự báo của WB về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới?
Bà Victoria Kwakwa: Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiện có rất nhiều tiềm năng để phát triển một cách mạnh mẽ hơn trong tương lai; bản thân Việt Nam đã có một vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên rất lớn như khoáng sản hay nông nghiệp, bên cạnh đó Việt Nam đang có một lượng dân số trẻ, có tinh thần lao động rất cao; và Chính phủ Việt Nam cũng đang rất quyết tâm trong việc đưa đất nước đi lên. Như vậy, Việt Nam đã có tất cả những yếu tố cần thiết để phát triển đất nước vào lúc này.
Nếu tất cả những yếu tố này được sử dụng một cách hợp lý, được khai thác một cách hiệu quả, tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có một tương lai rất tốt đẹp. WB cũng như các nhà tài trợ khác, luôn sẵn sàng để hỗ trợ Việt Nam có được một tương lai tốt đẹp như vậy.
Tuy nhiên, điều này cũng cần có những quyết định từ Chính phủ Việt Nam, thậm chí là những quyết định cứng rắn để xây dựng đất nước Việt Nam mới. Hiện nay, nhờ vào những công cuộc đổi mới nên Việt Nam đã phát triển rất mạnh và tôi tin tưởng rằng, Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có khả năng tạo ra một đất nước Việt Nam mới, tạo ra những sự phát triển kinh tế mới cho đất nước của các bạn.
Xin cảm ơn bà về cuộc phỏng vấn này!
Ban đầu WB có mục đích khôi phục các nước châu Âu sau chiến tranh. Từ một tổ chức có trụ sở duy nhất tại Washington D.C, Mỹ, sau 64 năm hoạt động, WB giờ đây đã có mặt tại 186 quốc gia, với đội ngũ nhân viên đa dạng, trình độ đa ngành gồm các nhà kinh tế học, chuyên gia chính sách công, chuyên gia chuyên ngành, nhà khoa học xã hội.
WB hiện có năm tổ chức thành viên gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) và Trung tâm Quốc tế Giải quyết những Tranh chấp đầu tư (ICSID).
Ngày nay, tái thiết vẫn là trọng tâm hàng đầu của WB cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc đang chuyển đổi bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên, xung đột vũ trang cũng như trong các hoạt động nhân đạo khẩn cấp. Tuy nhiên, trọng tâm chính yếu của WB hiện tại là hướng vào việc xóa đói giảm nghèo.
WB lần đầu tiên lập quan hệ với Việt Nam vào ngày 21/9/1956 qua chính quyền Sài Gòn cũ. Năm 1976, WB quay lại Việt Nam với dự án thủy lợi Dầu Tiếng và tiếp tục đặt quan hệ với Việt Nam từ năm 1994 đến nay.
Kể từ khi quay trở lại, WB đã cho Việt Nam vay tới 10 tỷ USD tín dụng ưu đãi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm, phát triển nông thôn, đô thị cũng như trực tiếp hỗ trợ ngân sách cho việc phát triển các chính sách mới, từng bước cải cách các mặt của nền kinh tế. Số dự án mà WB tài trợ cho đến nay đã lên đến khoảng 80 dự án, với 40 dự án đang có hiệu lực thực hiện.
Không chỉ cung cấp tài chính, WB còn hỗ trợ Việt Nam các kinh nghiệm quốc tế liên quan đến quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, đối phó với các thách thức phát triển bền vững, phát triển đô thị hiện đại thông qua các khoản đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này.
Những nghiên cứu của WB được giới học giả cũng như các nhà lập chính sách của Việt Nam sử dụng rộng rãi. Nhiều sản phẩm tri thức như Báo cáo Phát triển Việt nam hàng năm, Báo cáo cập nhật kinh tế, Báo cáo quản lý tài chính công, Chiến lược phát triển ngành môi trường, điện, giao thông... luôn được đánh giá cao.
Ngoài việc trực tiếp cung cấp tín dụng ưu đãi và tư vấn chính sách, WB còn được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao trong vai trò điều phối các nhà tài trợ.
Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ thường niên, do WB và Bộ Kế hoạch-Đầu tư chủ trì luôn được đánh giá cao không chỉ qua số tiền các nhà tài trợ cam kết ngày càng tăng (năm 2009 là tám tỷ USD) mà đây đã thực sự trở thành một cơ chế thảo luận và đóng góp, qua đó các nhà tài trợ và Chính phủ đối thoại thẳng thắn về nhiều vấn đề phát triển của Việt Nam.
Qua cơ chế thảo luận này, Chính phủ Việt Nam đã thu nhận được nhiều kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý điều hành đất nước nói chung, cũng như từng ngành nói riêng.
Nhân kỷ niệm 64 năm, ngày WB chính thức hoạt động (25/6), phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã thực hiện cuộc phóng vấn với bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, nhằm tìm hiểu thêm về những thành công nổi bật của WB tại Việt Nam, những đánh giá cũng như dự báo của WB về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Thưa bà Victoria Kwakwa, tính đến thời điểm hiện nay, WB đã hoạt động tại Việt Nam được một thời gian khá dài và đạt được những thành công nhất định. Vậy, bà có thể cho biết thành công nổi bật nhất của WB tại Việt Nam là gì?
Bà Victoria Kwakwa: Vâng, cảm ơn bạn đã có một câu hỏi rất hay. Tôi cũng xin phải nhấn mạnh ngay từ đầu rằng chúng tôi rất coi trọng mối quan hệ đối tác giữa WB với Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng mối quan hệ đối tác này là rất quan trọng và tất cả những gì mà chúng tôi đã đạt được ở Việt Nam đều là thành tựu chung giữa Chính phủ Việt Nam và WB.
Như bạn đã biết, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong việc nâng cao đời sống của người dân và chúng tôi rất vui mừng khi được cùng tham gia vào quá trình này.
Cùng với đó, chúng tôi đã hỗ trợ về mặt tài chính, về mặt tri thức cũng như những ý tưởng mới cho Chính phủ Việt Nam để Việt Nam thực hiện cho quá trình phát triển của mình.
Hiện có rất nhiều các dự án, kể cả các dự án về tài chính cũng như những chính sách mà WB hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đều đã rất thành công như các khoản tín dụng về xóa đói giảm nghèo.
Trong suốt 10 năm qua, chúng tôi luôn thực hiện các khoản tín dụng này và nó đã hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam thực hiện được rất nhiều, từ những cải tổ cải cách trong lĩnh vực y tế, xã hội cho đến kinh tế, giáo dục...
Một số dự án khác cũng được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao như Chương trình tín dụng nông thôn, WB đã hỗ trợ rất nhiều cho các khu vực nông thôn vùng xâu, vùng xa, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc; Chương trình phát triển điện khí hóa nông thôn cũng là một trong những chương trình đã đạt được tỷ lệ thành công đáng khích lệ với mạng lưới điện bao phủ lên tới 96% lãnh thổ Việt Nam.
Tóm lại, tôi nghĩ rằng WB đã có những sự hỗ trợ rất rộng cho nhiều lĩnh vực của Việt Nam và đặc biệt là tham gia vào hỗ trợ công cuộc đổi mới của Việt Nam. Đây cũng là điều mà chúng tôi cảm thấy rất tự hào.
Và cuối cùng, tôi cũng phải nói lại rằng thành công của chúng tôi ở Việt Nam không chỉ là thành công riêng của WB mà còn là thành công của mối quan hệ đối tác giữa WB và Chính phủ Việt Nam.
WB có nguồn tài chính, ý tưởng và giám sát việc thực hiện dự án, còn bản thân việc thực hiện dự án là do Chính phủ Việt Nam. Vì vậy, đây là sự thành công chung của mối quan hệ đối tác giữa hai bên.
Vâng, bà vừa nhắc đến việc WB đã cung cấp và hỗ trợ một lượng tín dụng cho Việt Nam. Vậy bà đánh giá như thế nào về hiệu quả sử dụng lượng tín dụng này của Chính phủ Việt Nam?
Bà Victoria Kwakwa: Mỗi khi WB chuẩn bị thực hiện một dự án đầu tư, cả trong quá trình thực hiện và kết thúc dự án, chúng tôi đều có những báo cáo độc lập về việc thực hiện và hoàn thành dự án đó như thế nào!
Việc đánh giá này do một đơn vị độc lập của WB và từ trước đến nay, tất cả các dự án mà WB đầu tư ở Việt Nam đều được nhóm đánh giá độc lập này cho rằng có kết quả khả quan, đạt từ mức trung bình trở lên. Điều đó cho thấy, hoạt động đầu tư về tài chính của WB là có ảnh hưởng thực sự đến người dân và đem lại nhưng ảnh hưởng tốt và có hiệu quả cho họ.
Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta còn có thể làm được nhiều việc tốt hơn nữa để tăng cường tính hiệu quả của các khoản tín dụng này ở Việt Nam. Theo những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện riêng luôn cho thấy, lượng tín dụng mà WB cấp cho Việt Nam đều luôn đạt mức hoàn thành và thỏa mãn những yêu cầu đặt ra ban đầu.
Việt Nam đang trên đường phát triển và đồng hành với đó là không ít những thách thức, khó khăn. Vậy theo bà, những thách thức đó là gì và WB sẽ làm gì để hỗ trợ Việt Nam vượt qua những thách thức này?
Bà Victoria Kwakwa: Chúng tôi nghĩ rằng cơ sở hạ tầng là thử thách lớn nhất và đầu tiên của Việt Nam. Cơ sở hạ tầng ở đây không chỉ là số lượng mà cả chất lượng và cách tiếp cận các cơ sở hạ tầng này.
Ví dụ như về đường sá, chúng ta cần xây dựng thêm nhiều đường sá để người dân có thể tiếp cận được với các thị trường, giúp họ có thể đem các sản phẩm của mình ra chợ bán dễ dàng hơn, giúp các doanh nghiệp dễ dàng chuyên chở hàng hóa...
Hoặc về lĩnh vực điện, mặc dù tỷ lệ bao phủ điện của Việt Nam là tương đối tốt nhưng về chất lượng, vẫn còn nhiều điều đáng phải nói đến. Tất cả những điều đó, nếu chúng ta thực hiện được tốt hơn, sẽ làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
Thử thách tiếp theo của Việt Nam là việc phát triển con người. Tôi nghĩ rằng đây vừa là một thử thách, vừa là một bước đột phá bởi nếu Việt Nam muốn tiến lên một bước phát triển mới, sẽ luôn cần người có những kỹ năng cao hơn và tốt hơn, để họ có thể làm được những việc phức tạp hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam việc tiếp cận với giáo dục không phải vấn đề lớn bởi người dân luôn có cơ hội đi học, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn cần phải cải tạo hơn nữa, đặc biệt là giáo dục cấp cao, từ Đại học trở lên. Những cải cách trong lĩnh vực này cũng sẽ là thử thách lớn của Việt Nam trong tương lai.
Việc tiếp tục xây dựng những thể chế hiện đại để quản lý đất nước trong tương lai cũng là một thử thách của Việt Nam. Đấy là những qui định, những cơ sở pháp lý, những khuôn khổ để giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thể chuyển đổi một cách đầy đủ sang nền kinh tế thị trường.
Một vấn đề nữa trong việc xây dựng thể chế này là việc phòng chống tham nhũng. Việt Nam cần phải làm thế nào để tham nhũng không làm cản bước phát triển của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải chú trọng đến việc quản lý được các tập đoàn kinh tế lớn. Việt Nam hiện đang trong quá trình hình thành nhiều tập đoàn kinh tế và những tập đoàn này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho Việt Nam.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng cần phải quản lý tốt những tập đoàn này, nếu không, nó sẽ đem lại những rủi ro cho nền kinh tế của Việt Nam.
Thưa bà, hiện nay kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Vậy bà có thể cho biết một số đánh giá và dự báo của WB về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới?
Bà Victoria Kwakwa: Tôi nghĩ rằng Việt Nam hiện có rất nhiều tiềm năng để phát triển một cách mạnh mẽ hơn trong tương lai; bản thân Việt Nam đã có một vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên rất lớn như khoáng sản hay nông nghiệp, bên cạnh đó Việt Nam đang có một lượng dân số trẻ, có tinh thần lao động rất cao; và Chính phủ Việt Nam cũng đang rất quyết tâm trong việc đưa đất nước đi lên. Như vậy, Việt Nam đã có tất cả những yếu tố cần thiết để phát triển đất nước vào lúc này.
Nếu tất cả những yếu tố này được sử dụng một cách hợp lý, được khai thác một cách hiệu quả, tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có một tương lai rất tốt đẹp. WB cũng như các nhà tài trợ khác, luôn sẵn sàng để hỗ trợ Việt Nam có được một tương lai tốt đẹp như vậy.
Tuy nhiên, điều này cũng cần có những quyết định từ Chính phủ Việt Nam, thậm chí là những quyết định cứng rắn để xây dựng đất nước Việt Nam mới. Hiện nay, nhờ vào những công cuộc đổi mới nên Việt Nam đã phát triển rất mạnh và tôi tin tưởng rằng, Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có khả năng tạo ra một đất nước Việt Nam mới, tạo ra những sự phát triển kinh tế mới cho đất nước của các bạn.
Xin cảm ơn bà về cuộc phỏng vấn này!
Chí Cường (Vietnam+)