Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Mỹ mới đây, ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam và WB khá mật thiết và chặt chẽ.
Hai bên chia sẻ nhiều tầm nhìn chung trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong vấn đề giảm nghèo - một trong những mục tiêu mà WB coi là quan trọng nhất.
Ông Trotsenburg nhấn mạnh Việt Nam rất thành công trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, từ đó tạo cơ sở quan trọng cho đối thoại và mở rộng hợp tác. Ông cho biết trong 5 năm qua, tổng số tiền mà các chương trình cho vay của WB dành cho Việt Nam lên tới 1,9 tỷ USD và hy vọng trong thời gian tới sẽ còn nhiều chương trình cho vay hơn nữa.
Về vấn đề tăng trưởng và sự ổn định của kinh tế Việt Nam, Phó Chủ tịch WB lưu ý đã có sự chững lại trong tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam so với 20 năm trước. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam là 5,5% và dự báo năm nay cũng chỉ đạt mức tương tự.
Theo ông, điều quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng dài hạn không chỉ là đảm bảo các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định mà còn phải chú ý tới những thách thức mang tính cơ cấu như cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng như cải cách hệ thống tài chính. Cải cách hệ thống tài chính là điều tối cần thiết cho nền kinh tế, nhất là khi muốn phát triển và mở rộng như Việt Nam.
Phó Chủ tịch WB nêu rõ các quốc gia luôn phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi mang tính toàn cầu và Việt Nam không thể là ngoại lệ. Muốn xác định vị thế quốc tế, trở thành một nước công nghiệp và phát triển, Việt Nam phải có cách tiếp cận năng động và tự xác định được đâu là yếu tố bắt buộc trong tiến trình phát triển. Nhìn từ góc độ này, tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam là một bước đi quan trọng, cùng với đó là cải tổ hệ thống tài chính sau những bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua.
Một điểm nữa trong tiến trình hiện nay của Việt Nam, theo ông Trotsenburg, là phải tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, chuẩn bị cho giới trẻ Việt Nam để họ sẵn sàng bước vào thị trường lao động trong tương lai.
Khi được hỏi Việt Nam cần làm gì để lấy lại tốc độ tăng trưởng cao như trước đây, ông Trotsenburg nêu rõ có hai vấn đề tác động tới tăng trưởng, gồm nguồn lực bên trong và tác động bên ngoài. Với bên ngoài, Việt Nam rõ ràng không kiểm soát được mà phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới hay sự năng động của khu vực Đông Á. Về yếu tố bên trong, quyết định nhất tới tăng trưởng của Việt Nam là điều hành kinh tế vĩ mô, sau khi có nhiều thách thức Việt Nam đã dần bình ổn trở lại.
Thứ hai là tạo sự năng động cho nền kinh tế mà ở đây cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng, và trong một số trường hợp cần phải huy động các thành phần kinh tế tư nhân. Tận dụng và phát huy được nguồn lực này, Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh trở lại.
Trở lại với vấn đề hợp tác giữa WB và Việt Nam, ông Trotsenburg khẳng định WB sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Việt Nam để được nhận thêm các nguồn vốn cho vay của WB cũng như sử dụng hiệu quả và thành công các nguồn vốn này./.
Hai bên chia sẻ nhiều tầm nhìn chung trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong vấn đề giảm nghèo - một trong những mục tiêu mà WB coi là quan trọng nhất.
Ông Trotsenburg nhấn mạnh Việt Nam rất thành công trong các chương trình xóa đói giảm nghèo, từ đó tạo cơ sở quan trọng cho đối thoại và mở rộng hợp tác. Ông cho biết trong 5 năm qua, tổng số tiền mà các chương trình cho vay của WB dành cho Việt Nam lên tới 1,9 tỷ USD và hy vọng trong thời gian tới sẽ còn nhiều chương trình cho vay hơn nữa.
Về vấn đề tăng trưởng và sự ổn định của kinh tế Việt Nam, Phó Chủ tịch WB lưu ý đã có sự chững lại trong tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam so với 20 năm trước. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam là 5,5% và dự báo năm nay cũng chỉ đạt mức tương tự.
Theo ông, điều quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng dài hạn không chỉ là đảm bảo các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định mà còn phải chú ý tới những thách thức mang tính cơ cấu như cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng như cải cách hệ thống tài chính. Cải cách hệ thống tài chính là điều tối cần thiết cho nền kinh tế, nhất là khi muốn phát triển và mở rộng như Việt Nam.
Phó Chủ tịch WB nêu rõ các quốc gia luôn phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi mang tính toàn cầu và Việt Nam không thể là ngoại lệ. Muốn xác định vị thế quốc tế, trở thành một nước công nghiệp và phát triển, Việt Nam phải có cách tiếp cận năng động và tự xác định được đâu là yếu tố bắt buộc trong tiến trình phát triển. Nhìn từ góc độ này, tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam là một bước đi quan trọng, cùng với đó là cải tổ hệ thống tài chính sau những bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua.
Một điểm nữa trong tiến trình hiện nay của Việt Nam, theo ông Trotsenburg, là phải tập trung đầu tư cho giáo dục đào tạo, chuẩn bị cho giới trẻ Việt Nam để họ sẵn sàng bước vào thị trường lao động trong tương lai.
Khi được hỏi Việt Nam cần làm gì để lấy lại tốc độ tăng trưởng cao như trước đây, ông Trotsenburg nêu rõ có hai vấn đề tác động tới tăng trưởng, gồm nguồn lực bên trong và tác động bên ngoài. Với bên ngoài, Việt Nam rõ ràng không kiểm soát được mà phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới hay sự năng động của khu vực Đông Á. Về yếu tố bên trong, quyết định nhất tới tăng trưởng của Việt Nam là điều hành kinh tế vĩ mô, sau khi có nhiều thách thức Việt Nam đã dần bình ổn trở lại.
Thứ hai là tạo sự năng động cho nền kinh tế mà ở đây cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng, và trong một số trường hợp cần phải huy động các thành phần kinh tế tư nhân. Tận dụng và phát huy được nguồn lực này, Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh trở lại.
Trở lại với vấn đề hợp tác giữa WB và Việt Nam, ông Trotsenburg khẳng định WB sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Việt Nam để được nhận thêm các nguồn vốn cho vay của WB cũng như sử dụng hiệu quả và thành công các nguồn vốn này./.
(TTXVN)