Phát biểu trước khi diễn ra Hội nghị G20 tại Cannes (Pháp) ngày 3 và 4/11, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), Robert Zoellick, cho biết các ngân hàng phát triển có thể cùng WB cấp 200 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nước nghèo vượt qua các cú sốc do cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone gây ra.
Ông Zoellick cho rằng các nước đang phát triển đang "ngấm đòn" cuộc khủng hoảng nợ Eurozone khi những biến động thị trường ngày càng gia tăng, nhu cầu giảm sút và các tín hiệu thu hẹp tài trợ thương mại ở Tây Phi. Ông Zoellick tin tưởng với sự hỗ trợ của các ngân hàng phát triển khu vực WB có thể tài trợ hơn 200 tỷ USD, trong đó nguồn vốn riêng của WB vào khoảng 115 tỷ USD.
Chủ tịch WB Zoellick kêu gọi G20 hành động để lấy lại niềm tin của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và tạo việc làm, những nhân tố hỗ trợ các nước đang phát triển. Ông nói: "Rất hữu ích nếu các nhà lãnh đạo G20 có thể đánh đi tín hiệu mạnh mẽ về các bước đi tiếp theo sau các thông báo từ châu Âu để tạo dựng và củng cố lòng tin."
[Hy vọng G20 tìm ra lời giải cho nợ công Eurozone]
Theo ông, giải pháp đối phó với khủng hoảng mà các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra tuần trước là kịp thời, nhưng thách thức là châu Âu phải tạo dựng và củng cố lòng tin để tránh hủy hoại thêm nền kinh tế. Ông Zoellick cảnh báo kinh tế thế giới vẫn còn yếu ớt và có thể sẽ nhanh chóng suy sụp, nếu không duy trì được động lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Eurozone.
Một trong những cách thức thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu là đảm bảo các nước đang phát triển nằm trong bất cứ kế hoạch nào của G20 nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm thông qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy thương mại.
Ông Zoellick cũng hối thúc G20 hành động để ngăn chặn tình trạng biến động giá lương thực thực đang làm người nghèo thêm khốn khó.
Chỉ số giá lương thực hàng quý mới nhất của WB cho thấy giá lương thực toàn cầu vẫn ở mức cao và luôn biến động. Chỉ số đó chỉ giảm 1% trong tháng Chín, thấp hơn 5% so với mức đỉnh hồi tháng Hai nhưng vẫn cao hơn 19% so với cùng kỳ năm trước./.
Ông Zoellick cho rằng các nước đang phát triển đang "ngấm đòn" cuộc khủng hoảng nợ Eurozone khi những biến động thị trường ngày càng gia tăng, nhu cầu giảm sút và các tín hiệu thu hẹp tài trợ thương mại ở Tây Phi. Ông Zoellick tin tưởng với sự hỗ trợ của các ngân hàng phát triển khu vực WB có thể tài trợ hơn 200 tỷ USD, trong đó nguồn vốn riêng của WB vào khoảng 115 tỷ USD.
Chủ tịch WB Zoellick kêu gọi G20 hành động để lấy lại niềm tin của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu và tạo việc làm, những nhân tố hỗ trợ các nước đang phát triển. Ông nói: "Rất hữu ích nếu các nhà lãnh đạo G20 có thể đánh đi tín hiệu mạnh mẽ về các bước đi tiếp theo sau các thông báo từ châu Âu để tạo dựng và củng cố lòng tin."
[Hy vọng G20 tìm ra lời giải cho nợ công Eurozone]
Theo ông, giải pháp đối phó với khủng hoảng mà các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra tuần trước là kịp thời, nhưng thách thức là châu Âu phải tạo dựng và củng cố lòng tin để tránh hủy hoại thêm nền kinh tế. Ông Zoellick cảnh báo kinh tế thế giới vẫn còn yếu ớt và có thể sẽ nhanh chóng suy sụp, nếu không duy trì được động lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Eurozone.
Một trong những cách thức thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu là đảm bảo các nước đang phát triển nằm trong bất cứ kế hoạch nào của G20 nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm thông qua đầu tư cho cơ sở hạ tầng và thúc đẩy thương mại.
Ông Zoellick cũng hối thúc G20 hành động để ngăn chặn tình trạng biến động giá lương thực thực đang làm người nghèo thêm khốn khó.
Chỉ số giá lương thực hàng quý mới nhất của WB cho thấy giá lương thực toàn cầu vẫn ở mức cao và luôn biến động. Chỉ số đó chỉ giảm 1% trong tháng Chín, thấp hơn 5% so với mức đỉnh hồi tháng Hai nhưng vẫn cao hơn 19% so với cùng kỳ năm trước./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)