Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 27/3 đánh giá việc giá lương thực vẫn cao dù đã giảm từ mức đỉnh điểm cách đây 6 tháng đang đẩy những người nghèo nhất thế giới vào tình trạng béo phì mà lại suy dinh dưỡng.
Theo Phó Chủ tịch WB phụ trách Kinh tế và Giảm nghèo, Otaviano Canuto, nguyên nhân tình trạng trên là do giá của thực phẩm không lành mạnh thường rẻ hơn những thực phẩm lành mạnh. Đối mặt với giá lương thực cao và ngày càng bất ổn, những người nghèo với thu nhập thấp ở các nước đang phát triển có xu hướng chọn những thực phẩm giá rẻ với lượng calo cao nhưng không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Thống kê của WB cho thấy từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2013, giá lương thực thế giới giảm 4%, một phần do giá lúa mỳ và đường giảm lần lượt 11% và 10% do nhu cầu thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol từ ngô giảm, trong khi điều kiện thu hoạch lại được cải thiện.
Tuy nhiên, giá lương thực vẫn ở mức rất cao, chỉ ít hơn 9% so với mức kỷ lục của tháng 8/2012. Chỉ riêng trong tháng 2, giá lương thực thế giới tăng 1% so với cùng kỳ năm trước do sự tăng giá của hai loại lương thực chủ yếu ở các nước đang phát triển là gạo và ngô.
Ngoài ra, WB cũng lo ngại về sự không ổn định trong nguồn cung lương thực. Tình trạng khô hạn đang kéo dài ở Argentina, Australia và Nam Phi cũng có thể làm ảnh hưởng đến nguồn cung trong những tháng tới.
Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao và không ổn định, hàng triệu người sẽ tiếp tục trải qua tình trạng thiếu dinh dưỡng, trong khi bệnh suy dinh dưỡng, đói hay béo phì có thể gây chết trẻ.
Theo thống kê năm 2008, có khoảng 1,46 tỷ người thừa cân, trong đó có 508 triệu người bị béo phì. WB dự báo đến năm 2030, thế giới có khoảng 2,16 tỷ người lớn thừa cân và 1,12 tỷ người béo phì, đặc biệt là ở các quốc gia tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông Canuto cho biết một nửa số người thừa cân trên thế giới sẽ tập trung ở 9 nước sau: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ấn Độ, Nga, Brazil, Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy béo phì không chỉ hạn chế ở các nước giàu./.
Theo Phó Chủ tịch WB phụ trách Kinh tế và Giảm nghèo, Otaviano Canuto, nguyên nhân tình trạng trên là do giá của thực phẩm không lành mạnh thường rẻ hơn những thực phẩm lành mạnh. Đối mặt với giá lương thực cao và ngày càng bất ổn, những người nghèo với thu nhập thấp ở các nước đang phát triển có xu hướng chọn những thực phẩm giá rẻ với lượng calo cao nhưng không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Thống kê của WB cho thấy từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2013, giá lương thực thế giới giảm 4%, một phần do giá lúa mỳ và đường giảm lần lượt 11% và 10% do nhu cầu thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol từ ngô giảm, trong khi điều kiện thu hoạch lại được cải thiện.
Tuy nhiên, giá lương thực vẫn ở mức rất cao, chỉ ít hơn 9% so với mức kỷ lục của tháng 8/2012. Chỉ riêng trong tháng 2, giá lương thực thế giới tăng 1% so với cùng kỳ năm trước do sự tăng giá của hai loại lương thực chủ yếu ở các nước đang phát triển là gạo và ngô.
Ngoài ra, WB cũng lo ngại về sự không ổn định trong nguồn cung lương thực. Tình trạng khô hạn đang kéo dài ở Argentina, Australia và Nam Phi cũng có thể làm ảnh hưởng đến nguồn cung trong những tháng tới.
Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao và không ổn định, hàng triệu người sẽ tiếp tục trải qua tình trạng thiếu dinh dưỡng, trong khi bệnh suy dinh dưỡng, đói hay béo phì có thể gây chết trẻ.
Theo thống kê năm 2008, có khoảng 1,46 tỷ người thừa cân, trong đó có 508 triệu người bị béo phì. WB dự báo đến năm 2030, thế giới có khoảng 2,16 tỷ người lớn thừa cân và 1,12 tỷ người béo phì, đặc biệt là ở các quốc gia tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông Canuto cho biết một nửa số người thừa cân trên thế giới sẽ tập trung ở 9 nước sau: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ấn Độ, Nga, Brazil, Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy béo phì không chỉ hạn chế ở các nước giàu./.
(TTXVN)