Ngày 30/4, trong cuộc tiếp xúc với báo chí tại trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB), Chủ tịch WB Robert Zoellick đã bày tỏ lo ngại về khả năng nhiều nước trên thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng nợ giống như cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp hiện nay.
Ông Zoellick nhấn mạnh rằng ông đã cảnh báo hiểm họa khủng hoảng này từ tháng Một vừa qua, khi nợ ở các nước đều tăng cao và hiện nguy cơ này thực sự đã trở thành vấn đề toàn cầu khi các chủ nợ ở châu Âu bắt đầu thẩm định lại nguy cơ vỡ nợ của các nước vay nợ.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) đang phải phối hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và cũng cho rằng đây không phải là vấn đề của riêng châu Âu mà là vấn đề toàn cầu.
Trong khi đó, bình luận về tình hình kinh tế châu Âu, các nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã bộc lộ thực tế rằng nhiều quốc gia khác ở châu lục này hiện đang là con nợ với các khoản tiền vay khổng lồ. Khu vực sử dụng đồng euro là "một ngôi nhà được xây dựng không có móng," và châu Âu thiếu một bộ tài chính chung có thể đưa ra các quyết định cho toàn khối.
Phân tích khả năng Hy Lạp bị phá sản và cuộc khủng hoảng tại nước này có nguy cơ lan sang các nước khác trong khu vực, báo Le Monde (Pháp) ngày 30/4 cho rằng nếu được các nước EU và IMF hỗ trợ, nguy cơ Hy Lạp phá sản trước mắt có thể không xảy ra, nhưng trong tương lai vài năm tới, nước này vẫn phải đối mặt với tình thế rất khó khăn và sẽ phải tái cơ cấu các khoản nợ để cải thiện tình hình.
Các nước khác trong khu vực như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy và Ireland cũng đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn khi các khoản nợ và tỷ lệ lạm phát đều ở mức cao.
Để tránh nguy cơ cuộc khủng hoảng lan ra khắp châu Âu, một số nước, trong đó có Đức, cho rằng nên đưa Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giải pháp này chỉ là lý thuyết, vì một kịch bản như vậy đã không được dự kiến trong các hiệp định khung của khu vực đồng euro. Nếu kịch bản này xảy ra, những khó khăn của Hy Lạp sẽ tăng lên gấp bội.
IMF và EU dự kiến đưa ra quyết định cuối cùng về gói cứu trợ cho Hy Lạp vào ngày 10/5, thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước sử dụng đồng euro tại Brussels (Bỉ) để bàn về vấn đề này.
Hiện các cuộc thương thảo đang diễn ra tại thủ đô Athens giữa Chính phủ Hy Lạp với IMF, EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu đang bước vào giai đoạn hoàn tất./.
Ông Zoellick nhấn mạnh rằng ông đã cảnh báo hiểm họa khủng hoảng này từ tháng Một vừa qua, khi nợ ở các nước đều tăng cao và hiện nguy cơ này thực sự đã trở thành vấn đề toàn cầu khi các chủ nợ ở châu Âu bắt đầu thẩm định lại nguy cơ vỡ nợ của các nước vay nợ.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) đang phải phối hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và cũng cho rằng đây không phải là vấn đề của riêng châu Âu mà là vấn đề toàn cầu.
Trong khi đó, bình luận về tình hình kinh tế châu Âu, các nhà phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đã bộc lộ thực tế rằng nhiều quốc gia khác ở châu lục này hiện đang là con nợ với các khoản tiền vay khổng lồ. Khu vực sử dụng đồng euro là "một ngôi nhà được xây dựng không có móng," và châu Âu thiếu một bộ tài chính chung có thể đưa ra các quyết định cho toàn khối.
Phân tích khả năng Hy Lạp bị phá sản và cuộc khủng hoảng tại nước này có nguy cơ lan sang các nước khác trong khu vực, báo Le Monde (Pháp) ngày 30/4 cho rằng nếu được các nước EU và IMF hỗ trợ, nguy cơ Hy Lạp phá sản trước mắt có thể không xảy ra, nhưng trong tương lai vài năm tới, nước này vẫn phải đối mặt với tình thế rất khó khăn và sẽ phải tái cơ cấu các khoản nợ để cải thiện tình hình.
Các nước khác trong khu vực như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy và Ireland cũng đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn khi các khoản nợ và tỷ lệ lạm phát đều ở mức cao.
Để tránh nguy cơ cuộc khủng hoảng lan ra khắp châu Âu, một số nước, trong đó có Đức, cho rằng nên đưa Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giải pháp này chỉ là lý thuyết, vì một kịch bản như vậy đã không được dự kiến trong các hiệp định khung của khu vực đồng euro. Nếu kịch bản này xảy ra, những khó khăn của Hy Lạp sẽ tăng lên gấp bội.
IMF và EU dự kiến đưa ra quyết định cuối cùng về gói cứu trợ cho Hy Lạp vào ngày 10/5, thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước sử dụng đồng euro tại Brussels (Bỉ) để bàn về vấn đề này.
Hiện các cuộc thương thảo đang diễn ra tại thủ đô Athens giữa Chính phủ Hy Lạp với IMF, EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu đang bước vào giai đoạn hoàn tất./.
(TTXVN/Vietnam+)