Với khoảng 15.000 héc-ta rừng trồng quế, huyện Văn Yên, tỉnh miền núi Yên Bái từ lâu đã trở thành một vùng sản xuất, chuyên canh quế lớn nhất, nhì trong cả nước.
Mỗi năm, địa phương bán ra thị trường từ 4.000-5.000 tấn vỏ quế khô các loại cùng nhiều loại sản phẩm đa dạng có xuất xứ từ cây quế, thu về hàng chục tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, loại cây trồng này đã góp phần làm cho kinh tế địa phương thực sự "thay da đổi thịt", giúp bà con các dân tộc ở đây xóa đói nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Lưu Văn Đoàn, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên cho biết Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiều nhiệm kỳ vừa qua và cả nhiệm kỳ 2011-2015 vẫn tiếp tục xác định quế là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương
- Ông có thể cho biết cơ sở để địa phương chọn cây quế làm khâu đột phá phát triển kinh tế?
Ông Lưu Văn Đoàn: Cây quế đã xuất hiện ở Văn Yên từ rất lâu và nơi đây cũng được mệnh danh là "vương quốc quế."
Hiện tại, quế đang được trồng tập trung ở 8 xã là Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Đại Sơn, Viễn Sơn, Tân Hợp, Mỏ Vàng. Quế trồng ở đây có chất lượng cao vì hợp chất đất. Và đặc biệt, quế không chỉ là cây nuôi sống con người mà còn là cây rừng bảo vệ thiên nhiên, góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
Những năm qua, tỉnh, huyện đã có nhiều giải pháp để phát triển vùng quế ổn định và bền vững.
Cùng với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua và tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế. Đồng thời, huyện cũng đã chủ động hướng nguồn lực tập trung vào để phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ cây quế ngay tại chỗ.
Năm nay, quế được tiêu thụ mạnh. Giá thu mua của doanh nghiệp đã tăng lên gấp đôi, từ 11.000-12.000 đồng/kg quế khô năm ngoái lên trên 24.000 đồng/kg. Mặt hàng tinh dầu quế cũng tăng từ 180.000-220.000 đồng/kg lên trên 500.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, gỗ quế sau khi đã được bóc vỏ còn được chế biến thành gỗ cho các công trình xây dựng, thay vì chỉ để đốt như trước đây. Một mét khối gỗ quế tròn giờ cũng đã lên tới 800.000 đồng.
Với những mức giá này, cây quế thực sự giúp cho bà con xóa đói giảm nghèo và có điều kiện phát triển kinh tế. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại trồng quế kết hợp với chăn nuôi khép kín đạt mức thu nhập từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Hiện đã có khá nhiều doanh nghiệp tìm đến tận nơi thu mua các nguyên liệu và sản phẩm từ cây quế. Hàng trăm cơ sở chưng cất tinh dầu quế bằng phương pháp thủ công với nguyên liệu là các cành nhỏ và lá quế được tận dụng.
Nhà máy chế biến tinh dầu quế Văn Yên với công suất 200 tấn sản phẩm/năm đã góp phần tăng nguồn thu cho người trồng quế, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ là người địa phương.
- Với đà này, chắc hẳn địa phương đã tính đến việc xây dựng thương hiệu cho cây quế, thưa ông?
Ông Lưu Văn Đoàn: Với những ưu thế vượt trội, cây quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới.
Hàng năm, ngoài diện tích hiện có, các xã trong huyện vẫn tiếp tục trồng mới và mở rộng quy mô vùng quế với mục tiêu tăng diện tích lên 20.000 ha.
Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của bà con vẫn là đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Được nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên, từ đầu năm đến nay, huyện đã xây dựng xong chiến lược phát triển thương hiệu, xây dựng website để cập nhật các thông tin cần thiết về cây quế trên mạng internet tại địa chỉ http://quevanyen.com. Bây giờ chúng tôi đang triển khai giai đoạn hai là quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững thương hiệu này.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác quản lý, tránh trường hợp những doanh nghiệp lợi dụng thương hiệu này để trà trộn sản phẩm không phải xuất xứ Văn Yên mang đi tiêu thụ trên thị trường.
- Bên cạnh việc tăng cường tiêu thụ sản phẩm thì việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm của quế Văn Yên có phải là rất cần thiết để phát triển bền vững loại cây trồng này?
Ông Lưu Văn Đoàn: Đúng vậy, huyện đã xây dựng đề án giữ lại những cây quế khỏe mạnh, sạch bệch, đường kính thân trên 30 cm, chiều cao 15m ở các xã nhằm bảo tồn nguồn giống quế. Đặc biệt, việc gắn cây quế với du lịch sinh thái sẽ là hướng đi mới đầy tiềm năng cho quế Văn Yên.
Nếu như bình thường cây quế phải từ 5-7 năm trở lên mới cho thu hoạch thì hiện giờ chúng tôi có thể trồng được theo hình thức mới là 3 năm là đã có thể cho thu hoạch theo hình thức tỉa thưa. Từ 5-6 năm tỉa lần thứ 2 và từ 8 năm trở lên là cho thu hoạch.
Chúng tôi cũng đã liên hệ với các công ty ở trung ương tạo điều kiện cho sản phẩm quế Văn Yên có thể thâm nhập vào thị trường được thuận lợi. Đồng thời đưa những sản phẩm như quế thanh, quế ống, quế nghiền thành bột, quế bào, tinh dầu quế vào trong các hệ thống các siêu thị, những trang web giới thiệu sản phẩm, tham gia giới thiệu mặt hàng tại một số hội chợ thương mại có uy tín trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho người dân cách thức trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ quế sao cho hiệu quả, đúng quy trình kỹ thuật, chủ động thành lập hiệp hội chế biến, từ đó tạo mối dây liên kết người trồng và những người buôn bán các sản phẩm chế biến từ cây quế. Tôi nghĩ có như thế thì thương hiệu quế Văn Yên mới phát triển bền vững trong tương lai.
- Muốn tiêu thụ sản phẩm được thuận tiện thì vấn đề nâng cấp, mở rộng mạng lưới đường giao thông nông thôn là rất cần thiết, nhất là ở địa bàn một huyện còn nhiều khó khăn của một tỉnh miền núi như Yên Bái, thưa ông?
Ông Lưu Văn Đoàn: Ở huyện Văn Yên, đường liên thôn và đến trung tâm xã đã có khoảng hơn 240km. Còn tính đường từ trung tâm xã đến các thôn, bản thì đang có khoảng 540 km. Huyện cố gắng phấn đấu trong thời gian tới, cơ bản hệ thống đường giao thông đến trung tâm thôn, bản được kiên cố bằng bê tông, hoặc được rải nhựa.
Năm 2010, huyện đã được nhận 5 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu làm đường giao thông nông thôn, trong đó, 4 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn, 1 tỷ đồng còn lại đầu tư làm kênh mương nội đồng. Nguồn vốn này khá hạn hẹp trong bối cảnh chi phí đầu tư sửa chữa đường đang ngày càng tăng.
Mục tiêu của huyện trong giai đoạn 2011-2015 là hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn bằng nhiều nguồn lực theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm tạo thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nông sản.
Xin cảm ơn ông./.
Mỗi năm, địa phương bán ra thị trường từ 4.000-5.000 tấn vỏ quế khô các loại cùng nhiều loại sản phẩm đa dạng có xuất xứ từ cây quế, thu về hàng chục tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, loại cây trồng này đã góp phần làm cho kinh tế địa phương thực sự "thay da đổi thịt", giúp bà con các dân tộc ở đây xóa đói nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Lưu Văn Đoàn, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên cho biết Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiều nhiệm kỳ vừa qua và cả nhiệm kỳ 2011-2015 vẫn tiếp tục xác định quế là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương
- Ông có thể cho biết cơ sở để địa phương chọn cây quế làm khâu đột phá phát triển kinh tế?
Ông Lưu Văn Đoàn: Cây quế đã xuất hiện ở Văn Yên từ rất lâu và nơi đây cũng được mệnh danh là "vương quốc quế."
Hiện tại, quế đang được trồng tập trung ở 8 xã là Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Đại Sơn, Viễn Sơn, Tân Hợp, Mỏ Vàng. Quế trồng ở đây có chất lượng cao vì hợp chất đất. Và đặc biệt, quế không chỉ là cây nuôi sống con người mà còn là cây rừng bảo vệ thiên nhiên, góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
Những năm qua, tỉnh, huyện đã có nhiều giải pháp để phát triển vùng quế ổn định và bền vững.
Cùng với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua và tiêu thụ sản phẩm từ vỏ, gỗ và cành, lá quế. Đồng thời, huyện cũng đã chủ động hướng nguồn lực tập trung vào để phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ cây quế ngay tại chỗ.
Năm nay, quế được tiêu thụ mạnh. Giá thu mua của doanh nghiệp đã tăng lên gấp đôi, từ 11.000-12.000 đồng/kg quế khô năm ngoái lên trên 24.000 đồng/kg. Mặt hàng tinh dầu quế cũng tăng từ 180.000-220.000 đồng/kg lên trên 500.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, gỗ quế sau khi đã được bóc vỏ còn được chế biến thành gỗ cho các công trình xây dựng, thay vì chỉ để đốt như trước đây. Một mét khối gỗ quế tròn giờ cũng đã lên tới 800.000 đồng.
Với những mức giá này, cây quế thực sự giúp cho bà con xóa đói giảm nghèo và có điều kiện phát triển kinh tế. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại trồng quế kết hợp với chăn nuôi khép kín đạt mức thu nhập từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Hiện đã có khá nhiều doanh nghiệp tìm đến tận nơi thu mua các nguyên liệu và sản phẩm từ cây quế. Hàng trăm cơ sở chưng cất tinh dầu quế bằng phương pháp thủ công với nguyên liệu là các cành nhỏ và lá quế được tận dụng.
Nhà máy chế biến tinh dầu quế Văn Yên với công suất 200 tấn sản phẩm/năm đã góp phần tăng nguồn thu cho người trồng quế, tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ là người địa phương.
- Với đà này, chắc hẳn địa phương đã tính đến việc xây dựng thương hiệu cho cây quế, thưa ông?
Ông Lưu Văn Đoàn: Với những ưu thế vượt trội, cây quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới.
Hàng năm, ngoài diện tích hiện có, các xã trong huyện vẫn tiếp tục trồng mới và mở rộng quy mô vùng quế với mục tiêu tăng diện tích lên 20.000 ha.
Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của bà con vẫn là đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Được nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên, từ đầu năm đến nay, huyện đã xây dựng xong chiến lược phát triển thương hiệu, xây dựng website để cập nhật các thông tin cần thiết về cây quế trên mạng internet tại địa chỉ http://quevanyen.com. Bây giờ chúng tôi đang triển khai giai đoạn hai là quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững thương hiệu này.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác quản lý, tránh trường hợp những doanh nghiệp lợi dụng thương hiệu này để trà trộn sản phẩm không phải xuất xứ Văn Yên mang đi tiêu thụ trên thị trường.
- Bên cạnh việc tăng cường tiêu thụ sản phẩm thì việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm của quế Văn Yên có phải là rất cần thiết để phát triển bền vững loại cây trồng này?
Ông Lưu Văn Đoàn: Đúng vậy, huyện đã xây dựng đề án giữ lại những cây quế khỏe mạnh, sạch bệch, đường kính thân trên 30 cm, chiều cao 15m ở các xã nhằm bảo tồn nguồn giống quế. Đặc biệt, việc gắn cây quế với du lịch sinh thái sẽ là hướng đi mới đầy tiềm năng cho quế Văn Yên.
Nếu như bình thường cây quế phải từ 5-7 năm trở lên mới cho thu hoạch thì hiện giờ chúng tôi có thể trồng được theo hình thức mới là 3 năm là đã có thể cho thu hoạch theo hình thức tỉa thưa. Từ 5-6 năm tỉa lần thứ 2 và từ 8 năm trở lên là cho thu hoạch.
Chúng tôi cũng đã liên hệ với các công ty ở trung ương tạo điều kiện cho sản phẩm quế Văn Yên có thể thâm nhập vào thị trường được thuận lợi. Đồng thời đưa những sản phẩm như quế thanh, quế ống, quế nghiền thành bột, quế bào, tinh dầu quế vào trong các hệ thống các siêu thị, những trang web giới thiệu sản phẩm, tham gia giới thiệu mặt hàng tại một số hội chợ thương mại có uy tín trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho người dân cách thức trồng, chăm sóc, khai thác và bảo vệ quế sao cho hiệu quả, đúng quy trình kỹ thuật, chủ động thành lập hiệp hội chế biến, từ đó tạo mối dây liên kết người trồng và những người buôn bán các sản phẩm chế biến từ cây quế. Tôi nghĩ có như thế thì thương hiệu quế Văn Yên mới phát triển bền vững trong tương lai.
- Muốn tiêu thụ sản phẩm được thuận tiện thì vấn đề nâng cấp, mở rộng mạng lưới đường giao thông nông thôn là rất cần thiết, nhất là ở địa bàn một huyện còn nhiều khó khăn của một tỉnh miền núi như Yên Bái, thưa ông?
Ông Lưu Văn Đoàn: Ở huyện Văn Yên, đường liên thôn và đến trung tâm xã đã có khoảng hơn 240km. Còn tính đường từ trung tâm xã đến các thôn, bản thì đang có khoảng 540 km. Huyện cố gắng phấn đấu trong thời gian tới, cơ bản hệ thống đường giao thông đến trung tâm thôn, bản được kiên cố bằng bê tông, hoặc được rải nhựa.
Năm 2010, huyện đã được nhận 5 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu làm đường giao thông nông thôn, trong đó, 4 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn, 1 tỷ đồng còn lại đầu tư làm kênh mương nội đồng. Nguồn vốn này khá hạn hẹp trong bối cảnh chi phí đầu tư sửa chữa đường đang ngày càng tăng.
Mục tiêu của huyện trong giai đoạn 2011-2015 là hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn bằng nhiều nguồn lực theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm tạo thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nông sản.
Xin cảm ơn ông./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)