'Vườn gốm trâu' trong văn hóa truyền thống của nghệ nhân Trần Tước
Bộ sưu tập "Vườn trâu" trên chất liệu gốm của nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước độc đáo bởi vừa mang giá trị văn hóa truyền thống vừa tái hiện hình ảnh trâu trong các cảnh giới của thiền môn Phật giáo.
Xuân Mai
Nhân dịp năm mới Tân Sửu, nghệ nhân ưu tú Trần Tước đã ra mắt bộ sưu tập 'Vườn trâu" với hàng chục tác phẩm về con vật quen thuộc trong văn hóa truyền thống và sản xuất nông nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bằng sự sáng tạo của mình, nghệ nhân muốn tái hiện hình ảnh gần gũi của 'ngưu đồ' trong các tích cổ và Phật giáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cả thảo nguyên cỏ mênh mông được lồng vào hình ảnh trâu. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hình ảnh trâu mà Trần Tước tái hiện còn được lấy cảm hứng từ 'Thập mục ngưu đồ' (mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông, tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác ngộ). (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chính vì lẽ đó, đàn trâu vốn là hình ảnh đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước Việt Nam nhưng hiện ra đầy ý nghĩa nhân sinh trong 'Vườn trâu.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với nhiều cách thể hiện, trâu gốm của nghệ nhân Trần Tước đều xuất hiện với một thế dáng đặc biệt và mềm mại. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trâu quy y. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nghệ nhân Trần Tước cho biết bộ sưu tập 'Vườn trâu' được anh tập trung sáng tác chỉ trong 2 ngày 1 đêm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cùng ngắm bộ sưu tập trâu độc đáo bằng chất liệu gốm của nghệ nhân ưu tú Trần Tước. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Nghệ nhân ưu tú Trần Tước có tư duy văn minh và thức thời của người vừa có tố chất sáng tạo đầy chất nghệ vừa luôn nghĩ lớn và làm lớn trên nền tảng sự am hiểu sâu sắc văn hóa truyền thống...
Khi tìm hiểu những nghệ nhân còn làm gốm theo phương thức thủ công truyền thống ở Bát Tràng, tôi được rỉ tai, chỉ còn duy nhất Phạm Anh Đạo thôi. Và quả thực, Đạo khác biệt như chính những gì anh làm.
Giữa rất nhiều nghệ nhân của các làng nghề trên cả nước, đây là 3 gương mặt nổi bật bởi sự “bảo thủ” đến cùng cực trong việc gìn giữ truyền thống, song vẫn cởi mở để trao truyền những tinh hoa vốn cổ.
Biết bao mẻ gốm thất bại, bao lần pha chế men gốm không thành, thế nhưng nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông vẫn kiên trì giải mã bằng được những bí truyền của tiền nhân kết tinh trong gốm cổ Luy Lâu.
Hàng ngày, nghệ nhân Phạm Anh Đạo vẫn mải mê vê vuốt đất trên chiếc bàn xoay cũ kỹ mà do cơ chế thị trường đã chẳng người làng Bát Tràng nào còn làm nữa. Anh bỗng trở thành của hiếm khác người.
Đất thì nơi đâu cũng có, nhưng để biến đất thành vàng thì không phải ai cũng làm được. Những tác phẩm gốm thủ công của nghệ nhân Trần Tước đã tạo được dấu ấn đặc biệt và khác biệt trên thị trường.