Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi (UEMOA), một tổ chức chủ trì chương trình đấu tranh chống nạn sụt lở bờ biển trong vùng được thông qua từ năm 2007, vừa đưa ra lời cảnh báo trên.
Từ nay đến năm 2100, nếu không có biện pháp hữu hiệu, các thành phố ven biển ở Tây Phi có nguy cơ bị nhấn chìm trong nước do bờ biển sụt lở và nước biển dâng.
Tại Tây Phi, vùng bờ biển xói lở nhanh trong khi quá trình đô thị hóa gắn liền với du lịch phát triển với tốc độ phi mã khiến hiện tượng này diễn ra ở mức độ ngày càng cao hơn.
Việc khai thác cát biển để xây dựng hạ tầng, nhà cửa, cũng như không gian bị công trình xây dựng vô chính phủ lấn chiếm mới là hai trong số nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Thêm vào đó là ý thức con người và vấn đề quy hoạch. Dọc vùng ven biển, các phần đất thấp đều đã bị chiếm dụng để xây nhà cửa, cơ sở thương mại.
Giới chuyên môn kêu gọi Liên minh châu Phi và chính phủ các nước có liên quan phối hợp hành động và tập trung nguồn lực cũng như phương tiện để đưa ra kế hoạch chung nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên và sử dụng không gian ven biển vào mục đích đô thị hóa một cách có tổ chức.
Vùng ven biển Tây Phi có nhiều làng mạc và khu dân cư với mật độ dân số rất cao, như thủ đô Dakar của Senegal, Abidjan của Cote d'Ivoire… Tuyệt đại đa số hoạt động kinh tế cũng như chính trị, xã hội… của các nước có liên quan đều tập trung ở vùng ven biển.
Ông Ismaïl Bingitcha-Fare, ủy viên tổ chức UEMOA thuộc Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Senegal, đánh giá cái được mất trong vấn đề bảo vệ vùng ven biển ở Tây Phi là rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, vì nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên (đánh cá ngoài khơi, sinh vật…) bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí bị hủy hoại.
Tạp chí Statafrik dẫn lời ông Alexis Campal, cố vấn kỹ thuật thuộc Bộ Môi trường Senegal, phụ trách vấn đề quy hoạch lãnh thổ, khẳng định quy hoạch lãnh thổ là một biện pháp mang tính chiến lược vào lúc này.
Nếu không, nước biển dâng cao dần có nguy sẽ tiến công trực tiếp vào bờ biển, từ đó có khả năng nhấn chìm trong nước toàn bộ vùng này trong khoảng 80 năm nữa./.
Từ nay đến năm 2100, nếu không có biện pháp hữu hiệu, các thành phố ven biển ở Tây Phi có nguy cơ bị nhấn chìm trong nước do bờ biển sụt lở và nước biển dâng.
Tại Tây Phi, vùng bờ biển xói lở nhanh trong khi quá trình đô thị hóa gắn liền với du lịch phát triển với tốc độ phi mã khiến hiện tượng này diễn ra ở mức độ ngày càng cao hơn.
Việc khai thác cát biển để xây dựng hạ tầng, nhà cửa, cũng như không gian bị công trình xây dựng vô chính phủ lấn chiếm mới là hai trong số nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.
Thêm vào đó là ý thức con người và vấn đề quy hoạch. Dọc vùng ven biển, các phần đất thấp đều đã bị chiếm dụng để xây nhà cửa, cơ sở thương mại.
Giới chuyên môn kêu gọi Liên minh châu Phi và chính phủ các nước có liên quan phối hợp hành động và tập trung nguồn lực cũng như phương tiện để đưa ra kế hoạch chung nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên và sử dụng không gian ven biển vào mục đích đô thị hóa một cách có tổ chức.
Vùng ven biển Tây Phi có nhiều làng mạc và khu dân cư với mật độ dân số rất cao, như thủ đô Dakar của Senegal, Abidjan của Cote d'Ivoire… Tuyệt đại đa số hoạt động kinh tế cũng như chính trị, xã hội… của các nước có liên quan đều tập trung ở vùng ven biển.
Ông Ismaïl Bingitcha-Fare, ủy viên tổ chức UEMOA thuộc Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Senegal, đánh giá cái được mất trong vấn đề bảo vệ vùng ven biển ở Tây Phi là rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, vì nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên (đánh cá ngoài khơi, sinh vật…) bị xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí bị hủy hoại.
Tạp chí Statafrik dẫn lời ông Alexis Campal, cố vấn kỹ thuật thuộc Bộ Môi trường Senegal, phụ trách vấn đề quy hoạch lãnh thổ, khẳng định quy hoạch lãnh thổ là một biện pháp mang tính chiến lược vào lúc này.
Nếu không, nước biển dâng cao dần có nguy sẽ tiến công trực tiếp vào bờ biển, từ đó có khả năng nhấn chìm trong nước toàn bộ vùng này trong khoảng 80 năm nữa./.
Trần Mạch (TTXVN/Vietnam+)