Ngày 1/12, tại xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảng quốc tế Cái Mép CMIT đã chính thức được khánh thành. Hoàng Thái tử Đan Mạch Frederik đã đến dự.
Cảng CMIT được khởi công xây dựng vào ngày 28/5/2008 trên vùng đất đầm lầy ngập mặn tiếp giáp sông Cái Mép, trên diện tích 48 ha với cầu cảng dài 600m, tổng mức đầu tư 250 triệu USD. Đây là dự án liên doanh giữa 3 cổ đông là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và Tập đoàn APM Terminals (Đan Mạch). CMIT là cảng container đầu tiên tại Việt Nam, có thể đón các tàu lớn với độ sâu luồng đạt -14 m.
CMIT cũng là cảng đầu tiên tại Việt Nam được trang bị cẩu bờ Panamax loại siêu lớn với tầm với lên đến 22 hàng. Trước đó, dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng ngày 31/3/2011, CMIT đã tiếp nhận chuyến tàu đầu tiên - tàu CMA CGM Columba với tải trọng 131.263 DWT và công suất chuyên chở 11.388 TEU - đây là tàu container có trọng tải lớn nhất từ trước đến nay từng cập cảng Việt Nam.
Đến nay, CMIT đã tiếp nhận 104 lượt tàu mẹ cập cảng và xếp dỡ 151.000 TEU hàng xuất nhập của các đối tác thương mại chính của Việt Nam từ châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ tin tưởng, Cảng CMIT với tư cách là một cảng container hiện đại sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng; gia tăng lượng hàng hóa thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Việc hình thành cảng container nước sâu CMIT giúp hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường chính như EU, Mỹ được nhanh chóng, rút ngắn thời gian từ 7 đến 10 ngày, giảm bớt chi phí cho các nhà xuất nhập khẩu do hàng hóa không phải quá cảnh qua các cảng trung gian như trước đây, tạo sức cạnh tranh cao cho hàng hóa Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Ông cũng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ sát sao các vấn đề liên quan đến hạ tầng kết nối phát triển cảng như mở rộng Quốc lộ 51, dự án BOT xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
Ngoài ra, ông cũng mong muốn, các cơ quan hữu quan bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp hỗ trợ sát sao doanh nghiệp cảng các vấn đề liên quan đến nạo vét và duy tu luồng lạch, đảm bảo an toàn hàng hải… để Cảng CMIT nói riêng và cụm cảng Cái Mép Thị Vải nói chung phát huy được sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao của mình trong thương mại quốc tế, tăng cường khả năng tiếp nhận các con tàu lớn trên thế giới hiện nay./.
Cảng CMIT được khởi công xây dựng vào ngày 28/5/2008 trên vùng đất đầm lầy ngập mặn tiếp giáp sông Cái Mép, trên diện tích 48 ha với cầu cảng dài 600m, tổng mức đầu tư 250 triệu USD. Đây là dự án liên doanh giữa 3 cổ đông là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Cảng Sài Gòn và Tập đoàn APM Terminals (Đan Mạch). CMIT là cảng container đầu tiên tại Việt Nam, có thể đón các tàu lớn với độ sâu luồng đạt -14 m.
CMIT cũng là cảng đầu tiên tại Việt Nam được trang bị cẩu bờ Panamax loại siêu lớn với tầm với lên đến 22 hàng. Trước đó, dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng ngày 31/3/2011, CMIT đã tiếp nhận chuyến tàu đầu tiên - tàu CMA CGM Columba với tải trọng 131.263 DWT và công suất chuyên chở 11.388 TEU - đây là tàu container có trọng tải lớn nhất từ trước đến nay từng cập cảng Việt Nam.
Đến nay, CMIT đã tiếp nhận 104 lượt tàu mẹ cập cảng và xếp dỡ 151.000 TEU hàng xuất nhập của các đối tác thương mại chính của Việt Nam từ châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ tin tưởng, Cảng CMIT với tư cách là một cảng container hiện đại sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng; gia tăng lượng hàng hóa thương mại giữa Việt Nam và các nước.
Việc hình thành cảng container nước sâu CMIT giúp hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thị trường chính như EU, Mỹ được nhanh chóng, rút ngắn thời gian từ 7 đến 10 ngày, giảm bớt chi phí cho các nhà xuất nhập khẩu do hàng hóa không phải quá cảnh qua các cảng trung gian như trước đây, tạo sức cạnh tranh cao cho hàng hóa Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Ông cũng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ sát sao các vấn đề liên quan đến hạ tầng kết nối phát triển cảng như mở rộng Quốc lộ 51, dự án BOT xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
Ngoài ra, ông cũng mong muốn, các cơ quan hữu quan bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp hỗ trợ sát sao doanh nghiệp cảng các vấn đề liên quan đến nạo vét và duy tu luồng lạch, đảm bảo an toàn hàng hải… để Cảng CMIT nói riêng và cụm cảng Cái Mép Thị Vải nói chung phát huy được sức hấp dẫn và tính cạnh tranh cao của mình trong thương mại quốc tế, tăng cường khả năng tiếp nhận các con tàu lớn trên thế giới hiện nay./.
Hoàng Nhị (TTXVN/Vietnam+)