Trời Bản Khoang sau cả tuần mưa dầm dề, u ám, đến đúng ngày khai giảng muộn 9/9 bỗng nhiên hửng nắng. Nắng như xóa tan khoảng không u tịch đang bao trùm lên vùng "rốn" lũ. Các con đường qua suối, qua bản tới trường đều khô ráo nên các em học sinh đến dự lễ khai giảng từ rất sớm.
Hòa cùng sắc màu đồng phục học sinh của 4 trường học thuộc 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là sắc màu trang phục đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Mông của nhiều phụ huynh cũng vượt suối đưa con, đưa cháu tới trường.
Khoảng lặng ngày khai giảng muộn
Các cụ già 70, 80 tuổi cũng dắt, cõng các cháu nhỏ đến chung niềm vui ngày khai giảng. Dường như mỗi người đều gác lại nỗi đau mất mát và những khó khăn trước mắt. Mặc dù giao thông bị chia cắt, nhiều hộ dân mất người thân, mất đất, mất nhà và hư hỏng nhà cửa, ruộng nương, nhưng ở cả 4 trường học, tỷ lệ học sinh đến dự lễ khai giảng đều đạt 70-80%.
Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Ngàn, giáo viên lớp 3, Trường Tiểu học Bản Khoang cho biết để các em có được ngày khai giảng hôm nay, mấy ngày qua gần như là những đêm trắng của các thầy cô giáo tại Bản Khoang. Ban ngày, tất cả các thầy cô dầm mưa cùng bộ đội, công an thu dọn bùn đất, lau rửa phòng học, tới sẩm tối, thầy cô lại phân công nhau đến các thôn, bản vận động các em đến trường.
Cô Ngàn cho biết: "Các em học sinh còn nhỏ nên hồn nhiên và ngây thơ lắm. Có em khi thấy chúng tôi đến còn bảo 'con sợ con ma bên suối bắt lắm, ở nhà thôi.'”
Lễ khai giảng muộn năm nay không tổ chức riêng ở từng trường, mà cả 4 trường gồm hai trường mầm non, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở tổ chức chung tại Trường Dân tộc bán trú trung học cơ sở Bản Khoang, với sự tham gia của 781 học sinh và 91 thầy cô giáo.
8 giờ 30 ngày 9/9, lễ khai giảng năm học 2013-2014 bắt đầu bằng việc các vị đại biểu, thầy và trò, phụ huynh học sinh dành một phút mặc niệm những nạn nhân, học sinh thiệt mạng dưới dòng lũ dữ.
Trong diễn văn khai mạc, thầy giáo Trần Quang Sáng, Hiệu trưởng Trường Dân tộc bán trú trung học cơ sở Bản Khoang rưng rưng nhắc lại những con số thiệt hại đầy đau thương với thầy và trò cùng người dân nơi đây. Nhiều gia đình phụ huynh mất con, còn thầy cô mất 3 học trò, trong đó có một học sinh giỏi lớp 7, ngay trước ngày khai giảng. Hiện còn 4 thầy cô giáo bị thương nặng, gồm hai phó hiệu trưởng, hai giáo viên vẫn đang phải nằm bệnh viện điều trị. Cả một khu tập thể giáo viên gồm 7 hộ giờ là đống đổ nát. Những đau thương mất mát ấy đã dần vơi bớt nhờ sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng.
Tại lễ khai giảng, thầy và trò cùng các đại biểu đã xúc động được nghe cô Phạm Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bản Khoang đọc Thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi các em học sinh, các thầy cô giáo và ngành giáo dục nhân ngày khai trường. Mọi người đều xúc động khi bức thư nhắc lại lời dạy của Bác Hồ “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt.” Lời căn dặn của Bác càng có ý nghĩa với mỗi thầy và trò Bản Khoang hôm nay.
Chung suy nghĩ ấy, cô giáo Đoàn Thị Khanh, giáo viên lớp 9 Trường Dân tộc bán trú trung học cơ sở Bản Khoang chia sẻ sau cơn lũ, rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đặt ra. Nhiều học sinh, gia đình còn chưa có chỗ ở, tài sản mất hết; bản thân các em bị lũ cuốn trôi sách vở; một số lượng lớn sách vở, đồ dùng học tập cũng bị bùn tràn vào các trường gây hư hỏng nặng. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời gửi tặng 200 thùng sách vở, đồ dùng học tập, nhưng số này cũng chỉ đủ để hơn 30% các em học sinh có sách học chung nhau. Song không vì thế mà thầy và trò nản chí, vẫn phải vươn lên khắc phục khó khăn, vừa dạy, vừa học, vừa tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất.
Ấm lòng những sẻ chia
Chứng kiến những nỗ lực của chính quyền và nhân dân cùng thầy và trò xã Bản Khoang chuẩn bị cho lễ khai giảng, ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai xúc động cho biết: "Những khó khăn còn nhiều, giờ là lúc toàn ngành giáo dục Lào Cai cần đoàn kết, sẻ chia, hướng về Bản Khoang. Chúng tôi đã kịp thời chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa điều động bổ sung 2 giáo viên giảng dạy thay cho các thầy cô đang nằm viện, để không bị trống giờ, trống lớp, đảm bảo việc học cho các em."
Cũng ngay trong buổi lễ, hàng trăm thùng sách vở và đồ dùng học tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài tỉnh đã được gửi tặng các em học sinh và các thầy, cô giáo. Bất ngờ hơn nữa là món quà tặng của cá nhân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (gồm 7 bộ máy vi tính) cũng đã kịp chuyển lên từ Hà Nội và trao cho các thầy cô giáo bị lũ cuốn trôi nhà cửa, tài sản. Trước đó, khi đến thăm Bản Khoang ngày 6/9, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ tặng món quà này khi các thầy cô có nhà ở công vụ mới, nhưng nay món quà đó đã được gửi đến sớm hơn, giúp các thầy cô có ngay phương tiện phục vụ công việc chuyên môn.
Khi lễ khai giảng đang diễn ra thì xe ôtô của đoàn cán bộ Trung ương và Hiệp hội Du lịch huyện Sa Pa đã chở tới nhiều phần quà ý nghĩa động viên thầy và trò. Trường Tiểu học Lương Đình Của từ thành phố Hồ Chí Minh cũng gửi tặng 160 bộ quần áo và ủng hộ riêng gia đình thầy giáo Hà Thanh Sơn 2 triệu đồng.
Đứng bên ngoài dự lễ khai giảng khi đưa hai cháu đến trường, cụ Thào Thị Do rưng rưng nước mắt nói lơ lớ tiếng phổ thông: "Nhiều đứa đến khai giảng có còn đồng phục đâu. Được tặng thêm quần áo thế này chúng nó sẽ ấm hơn."
Gần một tuần sau cơn lũ quét đi qua, sân trường đã được dọn sạch sẽ, trong phòng học bàn ghế được kê thẳng hàng. Bản Khoang đang dần gượng dậy. Nhưng ẩn sau những khuôn mặt trẻ thơ kia vẫn còn sự ngơ ngác bàng hoàng. Các em đã được tới trường và đi học sau lễ khai giảng muộn trong tình thương yêu, san sẻ của cả cộng đồng, song những khó khăn vẫn còn bề bộn. Có thể thấy ngay cả ghế ngồi dự ngày khai giảng cũng chưa đủ, nhiều em phải đứng dự khai giảng. Nhiều phòng học còn ngổn ngang bùn đất, thủng trần. Các thầy cô bị lũ cuốn trôi nhà tập thể vẫn chưa có chỗ ở, hiện đang ở tạm nhà bán trú bằng gỗ của học sinh. Vẫn còn tới hơn 30% học sinh chưa tới dự khai giảng; trong đó nhiều em bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc còn phải nghỉ học để giúp gia đình...
Trời đã hửng nắng trên đỉnh núi Xoàng Sí Kềm (núi Suối Đỏ) sau những ngày mưa lũ dầm dề. Dòng suối nơi cơn lũ đi qua đã bớt hung dữ và một cây cầu tạm đã được bắc qua để các em có thể tới trường. Nhưng dọc đường đi học vẫn ngổn ngang đá tảng gập ghềnh, thách thức những đôi chân nhỏ bé.../.
Hòa cùng sắc màu đồng phục học sinh của 4 trường học thuộc 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là sắc màu trang phục đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Mông của nhiều phụ huynh cũng vượt suối đưa con, đưa cháu tới trường.
Khoảng lặng ngày khai giảng muộn
Các cụ già 70, 80 tuổi cũng dắt, cõng các cháu nhỏ đến chung niềm vui ngày khai giảng. Dường như mỗi người đều gác lại nỗi đau mất mát và những khó khăn trước mắt. Mặc dù giao thông bị chia cắt, nhiều hộ dân mất người thân, mất đất, mất nhà và hư hỏng nhà cửa, ruộng nương, nhưng ở cả 4 trường học, tỷ lệ học sinh đến dự lễ khai giảng đều đạt 70-80%.
Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Ngàn, giáo viên lớp 3, Trường Tiểu học Bản Khoang cho biết để các em có được ngày khai giảng hôm nay, mấy ngày qua gần như là những đêm trắng của các thầy cô giáo tại Bản Khoang. Ban ngày, tất cả các thầy cô dầm mưa cùng bộ đội, công an thu dọn bùn đất, lau rửa phòng học, tới sẩm tối, thầy cô lại phân công nhau đến các thôn, bản vận động các em đến trường.
Cô Ngàn cho biết: "Các em học sinh còn nhỏ nên hồn nhiên và ngây thơ lắm. Có em khi thấy chúng tôi đến còn bảo 'con sợ con ma bên suối bắt lắm, ở nhà thôi.'”
Lễ khai giảng muộn năm nay không tổ chức riêng ở từng trường, mà cả 4 trường gồm hai trường mầm non, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở tổ chức chung tại Trường Dân tộc bán trú trung học cơ sở Bản Khoang, với sự tham gia của 781 học sinh và 91 thầy cô giáo.
8 giờ 30 ngày 9/9, lễ khai giảng năm học 2013-2014 bắt đầu bằng việc các vị đại biểu, thầy và trò, phụ huynh học sinh dành một phút mặc niệm những nạn nhân, học sinh thiệt mạng dưới dòng lũ dữ.
Trong diễn văn khai mạc, thầy giáo Trần Quang Sáng, Hiệu trưởng Trường Dân tộc bán trú trung học cơ sở Bản Khoang rưng rưng nhắc lại những con số thiệt hại đầy đau thương với thầy và trò cùng người dân nơi đây. Nhiều gia đình phụ huynh mất con, còn thầy cô mất 3 học trò, trong đó có một học sinh giỏi lớp 7, ngay trước ngày khai giảng. Hiện còn 4 thầy cô giáo bị thương nặng, gồm hai phó hiệu trưởng, hai giáo viên vẫn đang phải nằm bệnh viện điều trị. Cả một khu tập thể giáo viên gồm 7 hộ giờ là đống đổ nát. Những đau thương mất mát ấy đã dần vơi bớt nhờ sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng.
Tại lễ khai giảng, thầy và trò cùng các đại biểu đã xúc động được nghe cô Phạm Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bản Khoang đọc Thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi các em học sinh, các thầy cô giáo và ngành giáo dục nhân ngày khai trường. Mọi người đều xúc động khi bức thư nhắc lại lời dạy của Bác Hồ “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt.” Lời căn dặn của Bác càng có ý nghĩa với mỗi thầy và trò Bản Khoang hôm nay.
Chung suy nghĩ ấy, cô giáo Đoàn Thị Khanh, giáo viên lớp 9 Trường Dân tộc bán trú trung học cơ sở Bản Khoang chia sẻ sau cơn lũ, rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đặt ra. Nhiều học sinh, gia đình còn chưa có chỗ ở, tài sản mất hết; bản thân các em bị lũ cuốn trôi sách vở; một số lượng lớn sách vở, đồ dùng học tập cũng bị bùn tràn vào các trường gây hư hỏng nặng. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời gửi tặng 200 thùng sách vở, đồ dùng học tập, nhưng số này cũng chỉ đủ để hơn 30% các em học sinh có sách học chung nhau. Song không vì thế mà thầy và trò nản chí, vẫn phải vươn lên khắc phục khó khăn, vừa dạy, vừa học, vừa tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất.
Ấm lòng những sẻ chia
Chứng kiến những nỗ lực của chính quyền và nhân dân cùng thầy và trò xã Bản Khoang chuẩn bị cho lễ khai giảng, ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai xúc động cho biết: "Những khó khăn còn nhiều, giờ là lúc toàn ngành giáo dục Lào Cai cần đoàn kết, sẻ chia, hướng về Bản Khoang. Chúng tôi đã kịp thời chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa điều động bổ sung 2 giáo viên giảng dạy thay cho các thầy cô đang nằm viện, để không bị trống giờ, trống lớp, đảm bảo việc học cho các em."
Cũng ngay trong buổi lễ, hàng trăm thùng sách vở và đồ dùng học tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài tỉnh đã được gửi tặng các em học sinh và các thầy, cô giáo. Bất ngờ hơn nữa là món quà tặng của cá nhân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (gồm 7 bộ máy vi tính) cũng đã kịp chuyển lên từ Hà Nội và trao cho các thầy cô giáo bị lũ cuốn trôi nhà cửa, tài sản. Trước đó, khi đến thăm Bản Khoang ngày 6/9, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết sẽ tặng món quà này khi các thầy cô có nhà ở công vụ mới, nhưng nay món quà đó đã được gửi đến sớm hơn, giúp các thầy cô có ngay phương tiện phục vụ công việc chuyên môn.
Khi lễ khai giảng đang diễn ra thì xe ôtô của đoàn cán bộ Trung ương và Hiệp hội Du lịch huyện Sa Pa đã chở tới nhiều phần quà ý nghĩa động viên thầy và trò. Trường Tiểu học Lương Đình Của từ thành phố Hồ Chí Minh cũng gửi tặng 160 bộ quần áo và ủng hộ riêng gia đình thầy giáo Hà Thanh Sơn 2 triệu đồng.
Đứng bên ngoài dự lễ khai giảng khi đưa hai cháu đến trường, cụ Thào Thị Do rưng rưng nước mắt nói lơ lớ tiếng phổ thông: "Nhiều đứa đến khai giảng có còn đồng phục đâu. Được tặng thêm quần áo thế này chúng nó sẽ ấm hơn."
Gần một tuần sau cơn lũ quét đi qua, sân trường đã được dọn sạch sẽ, trong phòng học bàn ghế được kê thẳng hàng. Bản Khoang đang dần gượng dậy. Nhưng ẩn sau những khuôn mặt trẻ thơ kia vẫn còn sự ngơ ngác bàng hoàng. Các em đã được tới trường và đi học sau lễ khai giảng muộn trong tình thương yêu, san sẻ của cả cộng đồng, song những khó khăn vẫn còn bề bộn. Có thể thấy ngay cả ghế ngồi dự ngày khai giảng cũng chưa đủ, nhiều em phải đứng dự khai giảng. Nhiều phòng học còn ngổn ngang bùn đất, thủng trần. Các thầy cô bị lũ cuốn trôi nhà tập thể vẫn chưa có chỗ ở, hiện đang ở tạm nhà bán trú bằng gỗ của học sinh. Vẫn còn tới hơn 30% học sinh chưa tới dự khai giảng; trong đó nhiều em bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc còn phải nghỉ học để giúp gia đình...
Trời đã hửng nắng trên đỉnh núi Xoàng Sí Kềm (núi Suối Đỏ) sau những ngày mưa lũ dầm dề. Dòng suối nơi cơn lũ đi qua đã bớt hung dữ và một cây cầu tạm đã được bắc qua để các em có thể tới trường. Nhưng dọc đường đi học vẫn ngổn ngang đá tảng gập ghềnh, thách thức những đôi chân nhỏ bé.../.
Nguyễn Thắng (TTXVN)