Trong vụ Đông Xuân 2011-2012, nông dân vùng Đồng Tháp Mười ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang trồng được gần 1.000ha khoai mỡ (khoai sọ), tập trung tại các xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh, Phú Mỹ...
Hiện nay, bà con rộn rịp thu hoạch vụ khoai mỡ sớm sau lũ với thắng lợi ngoài dự kiến cả về năng suất, sản lượng và giá cả.
Bình quân năng suất đạt 16-18 tấn/ha và giá thương lái thu mua tại ruộng lên đến 11.000-11.500 đồng/kg, cao gấp đôi năm 2011. Bình quân mỗi hecta sau khi trừ đi chi phí bà con còn lãi ròng hàng trăm triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. Vụ thu hoạch dự kiến kéo dài đến tận tháng Tư và tháng Năm tới mới kết thúc.
Nằm trong chủ trương đầu tư khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười để phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm và giúp nông hộ sớm ổn định cuộc sống một cách căn cơ, tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua có nhiều giải pháp về khuyến nông-khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật thâm canh khoai mỡ cho nông dân, khuyến khích bà con tuyển chọn giống tốt, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý tránh được tình trạng trúng mùa, dội chợ, bảo đảm quyền lợi người sản xuất.
Trúng đậm vụ khoai mỡ Đông Xuân sau trận lũ lớn năm 2011 vừa qua, nông dân Đồng Tháp Mười bù đắp được những thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời góp phần cụ thể hóa chủ trương “chung sống với lũ” trong những năm tới bằng các mô hình sản xuất phù hợp theo hướng đa dạng cây trồng vật nuôi mà khoai mỡ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ trên miền đất khó./.
Hiện nay, bà con rộn rịp thu hoạch vụ khoai mỡ sớm sau lũ với thắng lợi ngoài dự kiến cả về năng suất, sản lượng và giá cả.
Bình quân năng suất đạt 16-18 tấn/ha và giá thương lái thu mua tại ruộng lên đến 11.000-11.500 đồng/kg, cao gấp đôi năm 2011. Bình quân mỗi hecta sau khi trừ đi chi phí bà con còn lãi ròng hàng trăm triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. Vụ thu hoạch dự kiến kéo dài đến tận tháng Tư và tháng Năm tới mới kết thúc.
Nằm trong chủ trương đầu tư khai thác tiềm năng Đồng Tháp Mười để phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm và giúp nông hộ sớm ổn định cuộc sống một cách căn cơ, tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua có nhiều giải pháp về khuyến nông-khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật thâm canh khoai mỡ cho nông dân, khuyến khích bà con tuyển chọn giống tốt, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý tránh được tình trạng trúng mùa, dội chợ, bảo đảm quyền lợi người sản xuất.
Trúng đậm vụ khoai mỡ Đông Xuân sau trận lũ lớn năm 2011 vừa qua, nông dân Đồng Tháp Mười bù đắp được những thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời góp phần cụ thể hóa chủ trương “chung sống với lũ” trong những năm tới bằng các mô hình sản xuất phù hợp theo hướng đa dạng cây trồng vật nuôi mà khoai mỡ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ trên miền đất khó./.
Minh Trí (TTXVN)