Trong vụ lúa thu đông, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu đạt năng suất bình quân 4,8 tấn/ha để có sản lượng 3 triệu tấn, góp phần đưa sản lượng lúa cả năm toàn vùng lên 21,7 triệu tấn, tăng 700.000 tấn so năm 2010.
Để đạt được kết quả trên, các tỉnh xuống giống 630.000ha, tăng trên 100.000ha so với vụ thu đông năm ngoái và tuân thủ nghiêm túc các khuyến cáo khoa học của ngành nông nghiệp như đưa nhiều giống lúa mới, làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng.
Các địa phương còn phân công cán bộ kỹ thuật bám cơ sở, cùng nông dân giám sát đồng ruộng, chăm sóc lúa đúng theo biện pháp khoa học, đặc biệt chú trọng không bón thừa phân đạm và tăng lượng phân kali hợp lý.
Nhờ các biện pháp trên, các tỉnh đã kịp thời bị khống chế, không để rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá bùng phát thành dịch. Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tuy có xuất hiện nhưng mức độ gây thiệt hại không đáng kể.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp) dự báo, từ ngày 1/8 đến 28/8 sẽ có đợt rầy nâu di trú với số lượng cao hơn cùng kỳ năm trước. Trong tháng Chín, từ ngày 20 đến 30 là đợt rầy di trú mạnh, xa. Các địa phương không được chủ quan mà cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi nguồn rầy tại chỗ, cảnh giác nguồn rầy di trú vì vẫn còn nguy cơ lan truyền vi rút vàng lùn - lùn xoắn lá.
Đối với diện tích lúa thu đông chưa gieo sạ, các địa phương cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn tại địa phương để đảm bảo xuống giống né rầy thành công; tránh gieo sạ rải rác nhiều trà lúa trong một khu vực để phòng ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá phát triển.
Các tỉnh cũng cần tiếp tục củng cố hoạt động của ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, hướng dẫn nông dân khoanh vùng, phun trừ tập trung trên các trà lúa có mật số rầy cao; trong đó quan tâm sử dụng thuốc chống lột xác khi rầy còn nhỏ tuổi, hạn chế lây lan, giảm chi phí sản xuất./.
Để đạt được kết quả trên, các tỉnh xuống giống 630.000ha, tăng trên 100.000ha so với vụ thu đông năm ngoái và tuân thủ nghiêm túc các khuyến cáo khoa học của ngành nông nghiệp như đưa nhiều giống lúa mới, làm đất kỹ, vệ sinh đồng ruộng.
Các địa phương còn phân công cán bộ kỹ thuật bám cơ sở, cùng nông dân giám sát đồng ruộng, chăm sóc lúa đúng theo biện pháp khoa học, đặc biệt chú trọng không bón thừa phân đạm và tăng lượng phân kali hợp lý.
Nhờ các biện pháp trên, các tỉnh đã kịp thời bị khống chế, không để rầy nâu, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá bùng phát thành dịch. Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tuy có xuất hiện nhưng mức độ gây thiệt hại không đáng kể.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp) dự báo, từ ngày 1/8 đến 28/8 sẽ có đợt rầy nâu di trú với số lượng cao hơn cùng kỳ năm trước. Trong tháng Chín, từ ngày 20 đến 30 là đợt rầy di trú mạnh, xa. Các địa phương không được chủ quan mà cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi nguồn rầy tại chỗ, cảnh giác nguồn rầy di trú vì vẫn còn nguy cơ lan truyền vi rút vàng lùn - lùn xoắn lá.
Đối với diện tích lúa thu đông chưa gieo sạ, các địa phương cần theo dõi chặt diễn biến rầy nâu vào đèn tại địa phương để đảm bảo xuống giống né rầy thành công; tránh gieo sạ rải rác nhiều trà lúa trong một khu vực để phòng ngừa rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá phát triển.
Các tỉnh cũng cần tiếp tục củng cố hoạt động của ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, hướng dẫn nông dân khoanh vùng, phun trừ tập trung trên các trà lúa có mật số rầy cao; trong đó quan tâm sử dụng thuốc chống lột xác khi rầy còn nhỏ tuổi, hạn chế lây lan, giảm chi phí sản xuất./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)